15 thg 3, 2018

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Tượng Đức Thế tôn có chiều cao 69 m, đường kính 52 m nằm ở huyện Phù Cát. 

Tháng 11/2017, Tượng Phật thuộc Dự án quần thể du lịch sinh thái và tâm linh tại chùa Linh Phong, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được khánh thành sau gần 2 năm thi công phần vỏ khuôn tượng. Công trình khởi công từ năm 2009 theo nhiều giai đoạn. Ảnh: Lê Hồ Bắc. 

Vấn vương đu đủ trộn

Bao năm rồi ngôi nhà ba gian của gia đình tôi vẫn nằm lặng im bên mảnh vườn tán lá xanh. Tôi bám theo má, mùi bùn đất, mùi cỏ cây oải mục lẩn thẩn theo bước chân ra đến tận gốc đu đủ.

Hấp dẫn đĩa đu đủ trộn. Ảnh: Thanh Ly 

Với tay bẻ quả đu đủ lớn nhất, má nói: “Mấy trận bão vừa rồi, vườn nhà mình chỉ còn lại duy nhất cây đu đủ lùn này. May mà con về đúng lúc vừa kịp ươm vàng, trưa nay má sẽ đãi món đu đủ trộn”.

Ăn nem lụi mệ Thương, thương nhớ đất kinh đô xưa

Miền đất kinh đô xưa bên dòng Hương Giang thơ mộng không chỉ được biết đến nhiều với cung điện, đền đài, lăng tẩm, miếu mạo… cổ kính, mà còn đi vào tâm trí bao người nhờ văn hóa ẩm thực đặc trưng.

Độ ngon dở tùy vào cách chế biến và ăn thua nhau ở chén nước lèo để chấm khi nem được quấn trong chiếc bánh tráng mỏng kèm rau thơm, ngò, khế chua, trái vả (chỉ phổ biến ở Huế), ớt, tỏi... Nem lụi mệ Thương gây thương nhớ bởi chén nước lèo rất đặc biệt. Ảnh: Đình Phú 

Khắp mỗi phố phường của Huế dường như không hề thiếu món ăn ngon. Cũng như những vùng miền khác, vị ngon của món ăn Huế, tôi nghĩ cũng đậm đà chất dân dã hương vị quê nhà. Nhưng văn hóa ẩm thực Huế có một nét rất khác biệt, là có sự phân chia khá rõ giữa ẩm thực của cung đình xưa kia và ẩm thực bình dân trong mỗi làng quê thuần hậu xứ Huế. 

Tranh đỏ Kim Hoàng rộn ràng Tết sang

Mặc dù chính thức mới được khôi phục từ năm 2017, nhưng dòng tranh dân gian Kim Hoàng (làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đang dần khởi sắc, rộn ràng khi Tết sắp về.

Tranh Kim Hoàng - Hoàng kim một thời


Tranh Kim Hoàng là tên gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ VIII - XIX. Sau trận lụt lịch sử năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy chìm trong biển nước, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi, làng tranh bị thất truyền từ đó. Đến năm 1945, tranh hoàn toàn không còn được sản xuất. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Nghệ nhân trẻ làng Kim Hoàn giới thiệu tranh tại nhiều nơi. 

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống. 

Buôn M’liêng nơi lưu giữ văn hóa M’nông

Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là nơi hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.

Con đường vào buôn M’liêng đã được thảm nhựa thẳng tắp, song không gian buôn làng vẫn giữ được nét thanh bình, cổ kính như một Tây Nguyên hoang sơ hàng trăm năm trước. Những ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào M’nông được gắn bảng số nhà nằm san sát nhau, xung quanh bao bọc bởi những tán cây xanh rì, không có tường rào ngăn cách.


Nhà sàn truyền thống ở buôn M’liêng.