17 thg 8, 2017

Chèo thuyền mạo hiểm trên sông Đạ Đờn

Nỗ lực vượt qua dòng nước cuồn cuộn 

Theo quốc lộ 27 uốn lượn qua những đồi thông, chúng tôi đến với xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà – một điểm đến du lịch mới cách TP. Đà Lạt chừng 50km. Vài năm gần đây, vùng đất hẻo lánh này đang thu hút nhiều người trẻ yêu thích du lịch mạo hiểm.

Đoạn sông Đạ Đờn dài 12km từ cầu Đạ Đờn đến cầu treo ở thôn Đa Nung A có nhiều ghềnh thác khá hấp dẫn. Sông gập ghềnh đá, loại đá đã được dòng nước bào mòn qua hàng ngàn năm. Nhờ vậy du khách chọn đi thuyền phao sẽ có cảm giác thử thách nhưng vẫn đủ an toàn.

Hấp dẫn vùng trà Chế Là

Những đồi trà xanh bạt ngàn 

Hỏi ở đâu trà ngon nhất huyện, bà Vũ Thị Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chỉ chúng tôi lên Chế Là.

Từ thị trấn Cốc Pài, chúng tôi ngược 20km đường núi quanh co đến với xã Chế Là khi những tia nắng hè chói chang đang cố gắng xuyên thủng lớp mây dày đặc che vùng đất cao gần 1.000 mét này. Ấy vậy mà cũng non trưa, mặt đất Chế Là mới được rải một lớp nắng vàng nhạt. Điểm trên đó là các thảm màu xanh có lớp lang của những đồi trà…

Nước chấm 'nhỏ mà có võ' ​trong ẩm thực Việt

Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu nước chấm - đó là tâm lý của hầu hết người Việt khi ăn, bởi nếu thiếu thì món ăn sẽ không tròn vị nữa. 

Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu nước chấm 

Nhớ có lần cùng mấy người bạn nước ngoài vào một quán bia ở Hà Nội và gọi ra dăm món, mỗi món đi kèm một loại nước chấm riêng biệt khiến các bạn tôi ồ lên ngạc nhiên lẫn thích thú.

Tôi kể với họ có thể cùng một loại nước chấm, mỗi vùng miền lại có cách pha chế gia giảm khác nhau.

Lạ miệng với món lẩu cháo huyết rồng

Lẩu cháo huyết rồng là một món ăn khá xa lạ đối với nhiều người, xa lạ bởi chính cái tên độc đáo của nó.

Món lẩu cháo huyết rồng được chế biến từ gạo đỏ của xứ Đồng Tháp Mười này mang đậm nét truyền thống lẫn hiện đại của ẩm thực Việt Nam, được gói gọn trong sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu vùng sông nước và các món ăn quen thuộc của người Việt, như tôm, thịt, mực, sò, nấm... Đây cũng là một món ăn lạ miệng, khiến không ít người tò mò muốn khám phá loại gạo vốn còn rất ít những phiên bản chế biến. 


Cần Thơ phát triển du lịch cộng đồng nơi có “cá lóc bay”



Du lịch Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với mô hình cá lóc bay, vườn cây ăn trái, vườn cò hay mô hình du lịch trải nghiệm như: Làm bánh dân gian tại các nhà vườn; chèo ghe, tát mương bắt cá; vào bếp thực hiện nấu những món ăn dân dã đồng quê.

Mô hình cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn 

Du lịch Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các hộ dân. Hàng năm, du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng ở vùng đất này ngày một tăng, góp phần vào vào phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ tính 6 tháng đầu năm, lượng khách đến Cần Thơ ước đạt gần 4,6 triệu người, doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng.

16 thg 8, 2017

Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu

Ai ở miền Nam ngày trước chắc đều biết hoặc nghe mấy câu: Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu... Tiếp theo là Tứ đổ tường - Ngũ Vị Hương - Lục tào xáNgộ và hay là bài đồng dao (hoặc vè) này ngoài việc đếm từ 1 tới 6 (Nhất đến Lục) nó còn liệt kê các hạng mục khác nhau. Từ một môn võ công (nhất dương chỉ), đến một loại dược phẩm (dầu gió Nhị Thiên Đường), văn hóa phẩm (lịch Tam Tông Miếu), tệ nạn xã hội (tứ đổ tường), gia vị (Ngũ vị hương), món ăn đường phố (lục tào xá). Nhận định theo kiểu truyền thông bây giờ là Tôn vinh Top thương hiệu của từng ngành hàng theo bình chọn của người tiêu dùngQua đó ta có thể biết được những thứ nổi tiếng của miền Nam thuở xưa (thập niên 1960, 1970).

Hai trong số 6 thương hiệu trên khá đặc biệt ở chỗ nó không chỉ là tên sản phẩm mà còn là tên địa điểm nữa. Đó là Nhị Thiên Đường, vừa là tên một loại dầu gió, vừa là tên một chiếc cầu (gần nơi sản xuất dầu). Đó là Tam Tông Miếu, vừa là tên một loại lịch, vừa là tên một ngôi chùa (là nơi làm ra lịch).

Bài viết này chỉ lan man về lịch Tam Tông Miếu thôi, không nói về 5 cái top còn lại.

Lịch Tam Tông Miếu là gì?