24 thg 7, 2017

Làng nghề dệt Hồi Quan

Từ xa xưa, người Hồi Quan, Tương Giang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã có tục con gái đến tuổi trưởng thành, ai cũng đều phải biết được các công đoạn từ lúc có con sợi, mộc, cho đến khi là ra vuông vải bông khổ hẹp, hay tấm lụa tơ tằm để đem đi bán ở các chợ phiên quanh vùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán.

" Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan"

Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.

Chùa Nam Nhã - ngôi chùa nửa Tây nửa Ta ở Cần Thơ

Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. 

Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.

23 thg 7, 2017

Quê hương của chiếc nón bài thơ

Làng nón Mỹ Lam nằm êm đềm bên con sông Như Ý hiền hòa thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê hương của chiếc nón bài thơ xứ Huế nổi tiếng gần xa. 

Chúng tôi đến Mỹ Lam cùng với đoàn khách du lịch khi họ muốn tận mắt nhìn thấy cách làm nón lá ở đây. Người dân làng nghề miệt mài quanh năm suốt tháng bên khung tre, đường kim mũi chỉ để cho ra những chiếc nón xinh xắn.

Bao đời nay, nghề chằm nón ở Mỹ Lam vẫn làm theo cách thủ công. Để làm ra được chiếc nón tưởng chừng đơn giản nhưng phải trải qua trất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Trong đó, một trong những công đoạn khó là “khâu nón”. Những người thợ lành nghề khi khâu nón phải luồn mũi kim lên xuống đều đặn sao cho lỗ khâu thật khít, khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá. Khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. 

Nghề làm nón lá đã gắn liền với làng Mỹ Lam từ năm 1860. Hơn 150 năm qua, nghề làm nón đã nuôi sống biết bao thế hệ dân làng. Ở Mỹ Lam có khoảng 80% số hộ trong làng làm nghề khi nông nhàn.

Gành Yến - Vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên

Ai đã từng đến huyện Bình Sơn có lẽ đã nghe qua danh tiếng Gánh Yến ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải. Nét hấp dẫn của nơi này là sự kết hợp tuyệt vời giữa trời, mây, non nước và những phiến đá đen với muôn hình vạn trạng tạo nên bức tranh thủy mặc nổi bật giữa một vùng trời biển trong xanh. Thắng cảnh này đến giờ vẫn giữ được nét hoang sơ. 

Gành Yến là một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ của tạo hóa, mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ. Tương truyền rằng, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trước đây các gành đá có nhiều hốc nhỏ, nơi trú ngụ của các loài chim như yến, én, sáo... 

Núi Thới Lới - thắng cảnh thiên nhiên độc đáo

Vào những ngày trời trong, từ mũi Tổng Binh, trong đất liền, có thể nhìn thấy khá rõ đảo Lý Sơn chập chờn trên sóng biển, tựa hình một con giao long nghênh phong, hý thủy. Núi Thới Lới chính là phần đầu con vật huyền thoại ấy, quay về phía khơi xa, ngẩng đầu kiêu hãnh. Đây là 1 trong 5 ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, hình thành nên cù lao Ré (đảo Lớn), huyện đảo Lý Sơn. Núi nằm về phía đông hòn đảo, là một thắng cảnh độc đáo với hồ nước trên đỉnh, hang đá dưới chân và di chỉ khảo cổ học chìm trong lòng đất.

Từ cảng Lý Sơn, chỉ sau chừng 15 phút đi xe máy là có thể đến chân núi Thới Lới. Một con đường thoai thoải xuất phát từ cánh đồng tỏi phía đông đưa du khách vòng qua sườn bắc lên đến lưng chừng ngọn núi cao gần 170m so với mặt nước biển. Ở đây có một trảng đất rộng, tương đối bằng phẳng, là địa điểm dựng cột cờ Lý Sơn, ngày đêm lồng lộng tung bay lá cờ đỏ thắm.

Sóng, gió và những tác nhân xâm thực khác đã ngoạm vào chân núi phía đông bắc để tạo thành hang Câu, nối vòng qua mé tây bắc là hang đá Chùa Hang. Hang Câu, chùa Hang là những cảnh sắc thiên nhiên nổi tiếng của Lý Sơn, hài hoà vẻ đẹp lung linh của mây trời, gió biển với hùng vĩ, cứng cáp của núi đá, san hô.

Núi Thới Lới nhìn từ phía nam 

Mát lành suối nước Trà Bói

Trong những ngày hè oi ả, thay vì rủ nhau đi tắm biển, nhiều người đã ngược lên huyện miền núi Trà Bồng để tìm đến suối nước Trà Bói (xã Trà Giang), một dòng suối trong xanh hòa quyện với "ma trận" đá.

Từ Quốc lộ 1 tại ngã ba Trà Bồng, bon bon theo Tỉnh lộ 622 hơn 30km, đến ngã 3 xã Trà Phú, rẽ phải đi chừng 4km là du khách đã đến được thác nước Trà Bói. Du khách nào muốn khám phá thác nước ngay tận đầu nguồn thì có thể chạy xe máy thêm 1km nữa. Thác nước được hình thành từ hai dòng trên núi cao chảy xuống hòa quyện thành một, tạo nên những bọt nước trắng xóa, lung linh, huyền ảo.

Nhiều du khách tìm đến suối thác nước Trà Bói để "giải nhiệt" trong những ngày hè.