18 thg 5, 2017

Trong thế giới nham thạch ngủ vùi ở Hang Câu - Lý Sơn

Hang Câu là một điểm du lịch độc đáo cho những ai đến Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bao quanh Hang Câu là cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. 

Ánh sáng sấp ngửa trên triền đá - Ảnh: Trần Mai 

Trải qua hàng triệu năm thay đổi của nền địa chất và rất nhiều đợt phun trào của núi lửa để tạo nên một cảnh sắc mê hồn mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng.

Sự bào mòn của sóng biển qua nhiều năm, ăn sâu vào lòng núi tạo thành một tác phẩm nham thạch tuyệt vời với nhiều rãnh đá như con mương giữa lòng núi.

Ngày xưa Con kênh xanh xanh

“Xe chạy lướt qua những bụi chuối mọc sát ven kênh, đủ để ký ức xa mờ quay về trong câu hát đã ghi dấu ấn sâu đậm của một thời: “Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh/ Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha”...

Vương Minh Thu - Tác giả bài viết

Trong một ghi chép viết cách đây không lâu, mình có nhắc đến cảm xúc âm nhạc khi nghe các bản ghi âm trước 75 được trình bày bởi các danh ca và với cách hòa âm phối khí khác biệt rõ rệt với giai đoạn sau này. Đó là giọng ca trong vút của Hà Thanh không phai mờ với bản “Chiều mưa biên giới”, hay “tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly” trong tuyệt phẩm Sơn Ca 7 đi vào và ở lại trong tim những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn.

Cảm xúc âm nhạc thường gắn liền với kỷ niệm. Những “lũ kỷ niệm trước sau” ấy có thể riêng tư và khác nhau ở từng người, nhưng cũng gắn kết một thế hệ bởi hoài niệm chung về một không gian và thời gian đã sống qua… Và điều tạo ra cảm xúc âm nhạc phải chăng là thanh âm? Bởi khi nói đến ghi âm và hòa âm là nói đến khoa học. Cùng với thời gian, công nghệ ghi âm - hòa âm có những bước tiến vượt bậc không ngừng. Chỉ có thanh âm mới lưu dấu cái không khí và văn hóa vào thời điểm thu âm, khi người ca sĩ ngân nga những nốt nhạc như một biểu đạt sự cảm thụ cá nhân về cái hồn của bài hát.

Người thủ lĩnh Bình Xuyên đi theo cách mạng

Bình Xuyên là một tổ chức quy tụ những tay giang hồ hảo hớn ở đất Sài Gòn, có trang bị vũ khí. Người khai sinh ra tổ chức Bình Xuyên là Dương Văn Dương (thường gọi Ba Dương), quê ở Bến Tre.

Ông từng một thời gian dài là tay giang hồ lừng danh nhất đất Sài Gòn, tất cả các băng đảng khác phải nể phục. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có lẽ cuộc đời Ba Dương và tổ chức Bình Xuyên cũng chỉ dừng lại ở “giang hồ nghĩa hiệp”. Cách mạng đã chắp cho Ba Dương và Bình Xuyên đôi cánh, giúp họ biết chiến đấu và hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước, dân tộc.

Giang hồ hảo hớn đất Sài Gòn

Dương Văn Dương sinh năm 1900, trong một gia đình nghèo ở tỉnh Bến Tre. Mồ côi cha từ nhỏ, Ba Dương theo mẹ bỏ xứ đi kiếm sống khắp nơi, cuối cùng trụ lại ở khu vực cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, huyện Nhà Bè (nay là quận 7, TPHCM). Nhà nghèo, Ba Dương học hết tiểu học thì nghỉ, làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Ông đã từng lăn lộn khắp nơi, từ Nhà Bè qua Cần Giuộc, đến Cần Đước, xuống tận Gò Công, qua Chợ Gạo, Bến Tre... chăn vịt chạy đồng mướn.

Di ảnh Dương Văn Dương

Lai Xá - làng chụp ảnh đầu tiên ở Việt Nam mở bảo tàng

Lần đầu tiên ở Việt Nam, người dân một thôn làng tự nguyện quyên góp tiền để xây dựng bảo tàng nhiếp ảnh.


Để lưu giữ những nét truyền thống của nghề nhiếp ảnh từ hàng trăm năm nay, người dân làng Lai Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau góp tiền xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.

Bảo tàng sẽ được khánh thành ngày 15-5 (tức 20-4 âm lịch, ngày giỗ cụ Khánh Ký - người được dân làng tôn là cụ tổ của nghề nhiếp ảnh làng Lai Xá).

15 thg 5, 2017

Bửu Lâm cổ tự ở Tiền Giang

Khách du lịch đến Mỹ Tho thường được tham quan chùa Vĩnh Tràng, với lời giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang. Thật vậy, Vĩnh Tràng là ngôi chùa xây đã lâu năm và có kiến trúc độc đáo, khung cảnh xung quanh đẹp, rất đáng để tham quan. Nhưng nếu gọi là ngôi chùa cổ nhất thì không phải.

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng năm 1849, kiến trúc như hiện tại được thực hiện xong năm 1911. Trong khi đó ngôi chùa Bửu Lâm được xây dựng và kiến trúc cơ bản như hiện nay có từ năm 1803. Bửu Lâm cổ tự được xem là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.

Cổng chùa

Lên Điện Biên xem người Mông bắc thang hái chè cổ thụ

Chè Shan tuyết cổ thụ còn được mệnh danh là cây “bất tử” của đồng bào Mông huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa được xem là quê hương của chè Shan tuyết cổ thụ. Hiện toàn xã có hơn 2.000 cây, được bà con trồng và bảo vệ quanh nhà.