7 thg 5, 2016

Cua Heo và đèo Mẹ Bồng Con ở Long Khánh

Có 2 địa danh mà có lẽ hầu hết người dân Long Khánh đều biết, mặc dù không hề là địa danh hành chánh chính thức, đó là Cua Heo và Đèo Mẹ Bồng Con.

Đèo Mẹ Bồng Con. Ảnh: Phạm Tường Nhân, 2011

Cua Heo là khúc cua trên quốc lộ 1 quẹo vô thị xã Long Khánh. Cua là khúc cua thì hiểu rồi, vậy còn Heo là gì?

Bán đảo Sơn Trà đẹp ngất ngây mùa cây thay lá

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng) vẫn còn vẹn nguyên những cánh rừng nguyên sinh, là bức bình phong khổng lồ cho thành phố nằm bên bờ biển Đông.

Cao gần 700m, bán đảo Sơn Trà hội tụ đầy đủ những yếu tố của vùng rừng ven biển nhiệt đới với khí hậu thay đổi theo thời gian trong ngày và theo mỗi mùa trong năm. Sơn Trà một ngày có bốn mùa: sáng- xuân; trưa- hạ; chiều- thu và tối- đông.

Cung đường hiểm Du Già - Mậu Duệ

Mùa hạ lên Hà Giang theo cung đường Minh Ngọc - Du Già - Mậu Duệ, những người thích khám phá, ham mạo hiểm sẽ được thưởng ngoạn nhiều điều mới lạ bên cạnh các khúc cua hay núi đá tai mèo.

Mùa hạ khung cảnh núi đá vôi Du Già được bao phủ bởi lớp thực vật xanh khiến tất cả sinh động hơn bao giờ hết. Những bản làng thưa thớt mà nhỏ bé nằm nép mình bên sườn núi càng tô điểm cho bức tranh thiên nhiên này. 

Nhà Bàn hay Nhà Bàng?

Nhiều du khách đến Tịnh Biên (An Giang), người dân địa phương từ xưa đến nay đều thắc mắc về một địa danh tồn tại hai cách viết khác nhau – Nhà Bàn và Nhà Bàng. Vấn đề tranh luận này đến nay chưa kết thúc, có thể sơ lược sự bất nhất sau:
  • Bảng hiệu đơn vị hành chính, cơ quan, trường học sở tại ghi thị trấn Nhà Bàng.
  • Trong Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 56 – HĐBT ngày 10/5/1986 về việc thành lập thị trấn Nhà Bàn/Nhà Bàng ghi “Thị trấn Nhà Bàng”.
  • Trên các cột mốc Km dẫn đường khi ghi Nhà Bàn, lúc thì Nhà Bàng.
  • Có nhiều ý kiến, cách viết ở nhiều tài liệu liên quan đến địa phương (Lịch sử Đảng bộ huyện Tịnh Biên…) cho rằng Nhà Bàn đúng hơn Nhà Bàng và ngược lại.

Hến cù lao Phố

Năm nay đã 57 tuổi và có đến 26 năm sống, làm việc ở ngay trung tâm TP. Biên Hòa, vậy mà ông Sáu Bình (Phạm Công Bình) đang cư ngụ tại KP4, phường Quyết Thắng vẫn hào hứng, sôi nổi kể về chuyện bắt hến ở Cù lao Phố:
  • Đúng là vào tháng ba (âm lịch), thời điểm nắng nóng nhất này cũng là mùa bắt hến ở Cù lao Phố đây. Tôi sinh ra ở khóm Bình Tự, có bến đò Kho nên mới 5, 6 tuổi đã biết đi bắt hến. Mùa này nước ròng sát có thể mặc xà lỏn qua bên kia sông đụng với làng Tân Mai. Mới 5 - 6 giờ sáng đã có hàng trăm người ở cù lao đổ xô ra khúc sông cạn này để bắt hến. Mọi người í ới vang động cả một khúc sông. Vui lắm! Đám con nít tụi này 3 - 4 đứa xúm lại bắt một hồi cả thúng hến. Mà con hến hồi đó bự lắm, bằng con sò huyết bây giờ, chớ hổng phải nhỏ xíu đâu!
Đầu bếp Đặng Thị Thu của quán Hương Huế đang chỉ dẫn cách chế biến hến Cù lao Phố thành món ăn lối Huế

Dơi quạ miệt vườn

Đầu xuân vào mùa hoa sầu riêng trổ bông, khách từ các nơi, nhiều nhất là Biên Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh thường kéo nhau về miệt vườn trái cây Phú Hội, Long Tân (huyện Nhơn Trạch) để thưởng thức một món ăn độc đáo. Đó là dơi quạ.


Miệt vườn này có đủ mặt các loại dơi ở vùng đất miền Đông như: dơi sen, dơi chó, dơi hương... Nhưng dơi quạ là loài dơi to nhất (mỗi con nặng cả ký và khi bay giang cánh ra dài cả 2 mét), lại sống bằng cách hút mật bông sầu riêng, ăn chôm chôm chín nên được nhà vườn miệt Phú Hội và dân sành điệu cho là thịt dơi quạ... đại bổ.