26 thg 2, 2016

Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn

Khi nhắc đến Trà Vinh - thành phố cây xanh, “Ao bà Om” là một trong những từ khóa phổ biến, nổi tiếng và thân thương nhất. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, ao đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác nhất.

Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh. 

Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. 

Chiếc vạc đồng khổng lồ gần 300 tuổi ở xứ Thanh

Vạc đồng Cẩm Thủy là một trong 8 bảo vật quốc gia có xuất xứ Thanh Hóa. Hiện vậy được công nhận bảo vật quốc gia ngày 30/12/2013 và đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. Các nhà nghiên cứu nhận định, vạc đồng Cẩm Thủy có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), là minh chứng sinh động cho kỹ nghệ đúc đồng đạt đến trình độ hoàn hảo từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam. 

Vạc Cẩm Thủy nặng khoảng một tấn. Ảnh: Lê Hoàng. 

Pho tượng bảo vật quốc gia bị bẻ vật cầm tay

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng đang trưng bày pho tượng Bồ tát Tara ở vị trí trang trọng. Do là hiện vật độc bản, có giá trị nghệ thuật đỉnh cao, tượng đã được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. Xung quanh bảo vật này có nhiều câu chuyện bi hài. 

Pho tượng Bồ tát Tara đang được bảo quản tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Ảnh: Tiến Hùng. 

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

Sôi nổi lễ hội làng mộc Kim Bồng

Ngày 13-2, hàng nghìn người dân xã Cẩm Kim (TP Hội An, Quảng Nam) và du khách đã háo hức tham gia ngày hội làng nghề vang tiếng khắp vùng được khai sinh từ thế kỉ XV và phát triển thịnh vượng vào thế kỉ XVIII. 

Cưa thân gỗ trước khi đục đẽo - Ảnh: Thanh Ba 

Ngay từ sáng sớm, rất đông bà con trong làng nghề chuyên sản xuất đồ mộc đã tập trung tại đình tiền hiền (thôn Trung Châu) để tổ chức lễ cúng tổ nghề nhằm bày tỏ lòng thành kính và tri ân đến những vị tiền bối đã có công khai sinh, truyền dạy cho con cháu nghề đục, đẽo những phôi gỗ thành vô số sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Đệ nhất bánh mì lagu Quy Nhơn

Cái quán bánh mì chấm lagu này ngộ lắm, nằm trong một cái hẻm bé tẹo đút vừa một chiếc xe máy, tới quán thì chừng dăm m2 đủ kê quầy bánh, nồi lagu, khách ăn phải leo lên đoạn cầu thang cũng có chút xíu…

Vậy mà gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển! 

Gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển!