19 thg 9, 2015

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long tọa lạc tại 141 Lý Thái Tổ, phường 2, TP Vĩnh Long.
Nhà thờ hiện nay được khởi công xây dựng ngày 24/11/1960. Diện tích khuôn viên nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long là 7.878 km2.

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Ảnh: Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà)

Nhà thờ Chánh Tòa, dân địa phương thường gọi là nhà thờ Con Gà (vì trên tháp chuông có cột thu lôi đúc theo hình con gà), được khởi công xây cất từ năm 1931 và hoàn thành năm 1942 với tước hiệu Thánh Nicola Bari, sau được đổi là tước hiệu Ðức Maria mẹ Thiên Chúa. Hình dáng kiến trúc được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển, có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Nhà thờ Chánh Tòa có vị trí rất đẹp, tuy không nhìn thẳng xuống hồ Xuân Hương nhưng vì tháp chuông cao nên đứng ở vị trí nào dưới bờ hồ cũng đều thấy được tháp chuông này. Cửa chính của nhà thờ hướng thẳng về núi Lang Biang. Phần áp mái được bố trí bằng 70 tấm kính màu (chế tạo từ Pháp) phác họa các hoạt cảnh Tin Mừng và chân dung các thánh, làm cho không gian thánh đường càng thêm uy nghi, huyền ảo. Trên tường, được gắn các bức phù diêu có kích thước 1 x 0.8m do nhà điêu khắc Xuân Thi thực hiện. Khuôn viên nhà thờ có hàng rào bao bọc khép kín. Ðây là một công trình kiến trúc đẹp và giá trị.

Ngôi nhà thờ hiện nay được khởi công vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 19/7/1931. Việc xây cất này kéo dài 11 năm, từ năm 1931 đến năm 1942, do công sức và lòng nhiệt thành của cha sở Nicolas, cha quản lý Hội Thừa Sai Paris tại Ðông Dương De Coomann, các Dòng tu nam nữ và đông đảo giáo dân xa gần.

17 thg 9, 2015

Theo chân phụ nữ Dao đỏ khám phá văn hóa bản Tả Phìn

Hãy một lần đặt chân đến với Tả Phìn, theo chân những phụ nữ Dao đỏ để có thêm nhiều trải nghiệm hoàn toàn khác cuộc sống hiện tại của chúng ta. 

Đường về bản Tả Pìn - Ảnh: Mỹ Phượng 

Mông, Dao đỏ, Giáy là ba dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất ở huyện Sa Pa, Lào Cai. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc sắc về văn hóa và sức hấp dẫn riêng có. ​Trong đó phải kể đến bản Tả Phìn - nơi quần tụ rất đông dân tộc Dao đỏ với phong tục truyền thống rất đáng để du khách ghé tới tìm hiểu.

Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên

Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ tươi đẹp một thời. 

​Cơm gạo đỏ ăn với cá nục kho cũng cảm thấy ngon miệng và nhớ quê - Ảnh: H.Hương 

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng… được trồng trỉa trên nương rẫy đều cho gạo đỏ thơm ngon. Nhiều người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo này suốt thời gian dài.

Bởi thế đến tận bây giờ, trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà.

Tượng đá đứng hầu bên mộ Bá hộ Xường

Lý Tường Quan (còn gọi là Bá hộ Xường) là nhân vật đứng thứ 3 trong 4 hào phú Nam kỳ xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định), giàu có và quyền lực nhất vùng Sài Gòn - Chợ Lớn ở thế kỷ 19.

Hai tượng người đứng hầu trước mộ ông Lý Tường Quan 

Khu mộ cụ Lý Tường Quan nằm trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa (Q.Tân Phú, TP.HCM), trên khu đất khá rộng. Khi chúng tôi đến, khu mộ đã khóa cổng. Chị Bảy, chủ nhà phía đối diện, bảo rằng lâu nay hậu duệ của cụ Lý vẫn gửi chìa khóa nhờ chị giữ, nhưng lần quét dọn cúng kiếng vừa rồi, họ giữ chìa khóa lại… Chúng tôi nhìn ngắm khu mộ qua những song sắt của chiếc cổng, thấy một chiếc bình hoa trên bệ thờ bị đổ nhưng không cách nào để sửa lại được, đành lòn máy ảnh vào trong những song sắt. 

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ tọa lạc tại 14 Nguyễn Thị Minh Khai, An Lạc, TP. Cần Thơ

Dưới thời Đức Cha BOUCHUT Giám Mục Giáo phận Nam Vang, năm 1899, Cha Duquet (MEP) khởi công xây cất nhà thờ mới Cần Thơ (sau này 1960 gọi là nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ). Quí chức và bổn đạo hưởng ứng nhiệt tình, kẻ công người của. Ông Biện Ân có chiếc ghe đi lên Năng Gù (An Giang) chở cát về đổ nền nhà thờ, và bổn đạo dâng công làm ráo riết cho đến khi hoàn thành. Tổn phí xây cất ước đoán thời đó là 700.000 đồng.

Công việc xây cất chưa hoàn thành, thì Đức Cha thuyên chuyển Cha Duquet về làm Giám Đốc Đại Chủng Viện NamVang.