26 thg 8, 2015

Các điểm du lịch tâm linh ở Quảng Bình

Ngoài Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Bình còn nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách như hang Tám Cô, đền thờ Liễu Hạnh công chúa.


Vũng Chùa – Đảo Yến

Nơi đây thuộc thôn Thọ Sơn, Quảng Trạch, cách Đèo Ngang khoảng 7 km về phía nam, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió và Đảo Yến (Hòn Nồm). Vũng Chùa - Đảo Yến hiện lên với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng biển đảo. Biển Vũng Chùa có cát trắng mịn, nước biển trong xanh cùng khung cảnh thanh bình. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại khu vực này từng có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng đã bị xóa mòn theo gian. Nền móng là di vật còn sót lại của ngôi đền. Ảnh: Hoàng Thương. 

25 thg 8, 2015

Xa xôi Hà Nội

Bình thường, món ăn sáng bình dân nhất là xôi. Hủ tiếu, phở từ 25 đến 30 ngàn một tô. Bánh mì thịt 10 đến 15 ngàn một ổ. Xôi thì nếu hết tiền mua một gói 5 ngàn lót dạ cũng được. Với lại ăn xôi (hoặc bánh mì) nó gọn, nhanh, không cầu kỳ.

Bởi vậy, tui ra Hà Nội hết tiền, bèn quyết định ăn xôi cho đỡ tốn, mà nhanh nữa. Tuy nhiên, đã đi du lịch thì phải ăn chỗ có tiếng một chút để vế còn khoe với mọi người là mình ăn đặc sản chớ. Gần khách sạn tui ở có quán xôi vỉa hè nổi tiếng Hà Nội là Xôi Yến, đường Nguyễn Hữu Huân. Tui thả bộ ra ăn xôi.

Cái quán xôi vỉa hè đó đây nè:

Xôi Yến, Nguyễn Hữu Huân. Ảnh: Zing

Về Bạc Liêu ăn dưa bồn bồn

Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại "rau" sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác. 

Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm 

Phiên chợ đặc biệt ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) có phiên chợ đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là phiên chợ hành tỏi. Và dĩ nhiên ở đây chỉ bán 1 mặt hàng duy nhất là hành tỏi. 

Phiên chợ hành tỏi diễn ra từ 4h đến 6h sáng. Họp chợ là những nông dân trồng hành tỏi mang đi bán cho các thương buôn từ đất liền ra. Chợ họp sớm từ khi mặt trời còn ngủ. Không có ánh sáng, những chiếc đèn pin hay đèn xe máy lập lòe trong đêm cùng tiếng nói, đùa lúc dọn hàng của nhà nông đất tỏi. 

Thăm chùa do mẹ vua Bảo Đại khởi dựng

Đến thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP.Buôn Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk), du khách có dịp ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc cổ đặc sắc cả về xuất xứ lẫn tạo hình của nó.

Đây là ngôi chùa do đích thân bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu – Hoàng Thị Cúc (Thân Mẫu của vua Bảo Đại) hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo vùng đất Tây Nguyên vào năm 1951. Chùa có rất nhiều hạng mục nhưng được kết hợp vô cùng hài hòa, giản dị. Đặc biệt nhiều hạng mục như rồng, voi phục…cùng vô số đại cột bằng đá, gỗ…mái chùa cong truyền thống và hoà quyện những nét nhà sàn mang bản sắc văn hoá của đồng bào Tây nguyên.

Mùa cá hấp

Dọc Đường xuyên Á xuống những xã vùng biển bãi ngang Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) vào mỗi độ tháng 4, tháng 5 kéo dài đến hết mùa nắng là mùa hấp, phơi cá.

Giữa trời nắng và gió như gắp than đổ vào lồng ngực của khách bộ hành, nhưng ven đường, nơi lò hấp, đôi tay vén khéo của người đàn ông, phụ nữ vùng biển vẫn tất bật với từng mẻ cá khô đượm mùi biển cả. Để từ đó, từng con cá theo bước chân của khách thương hồ di vạn nẻo đường xa.

Đã gần chục năm nay, nghề hấp và phơi cá là công việc thường nhật của người dân vùng biển Cửa Việt. Công việc này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Loại cá được hấp phơi đa phần là cá nục, có kích thước tương đương hai ngón tay người lớn. Cá tươi sau khi đánh lên, hấp sơ qua nước nóng, sau đó phơi dưới trời nắng.

Cá phơi được nắng, hong được gió sau hai đến ba lượt thì được bẻ đầu, đóng gói và xuất đi các thị trường trong và ngoài nước. Đã từ lâu, công việc này đã tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho nhiều người dân bãi ngang ven biển ở Quảng Trị.