17 thg 5, 2015

Ngất ngây sông Gâm - Hạ Long trên sông

Xuôi dòng sông Gâm với hành trình dài hơn 80 km ngắm cảnh sắc đôi bờ với núi non trùng điệp, chìm trong làn sương vờn nhau quanh 99 ngọn núi đá vôi ở Na Hang hay qua hẻm Núi Đổ vách dựng đứng… chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào chốn bồng lai

Cuối tháng 4, trên hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp đi trên thủy lộ sông Gâm với hành trình hơn 80 km từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang - Tuyên Quang.

Hành trình bắt đầu vào một buổi sáng, trời nắng đẹp, mờ sương. Trên đầu, mây trắng lờn vờn quanh những đỉnh núi, dưới sông, dòng nước xanh biếc chảy chậm.

Cảm giác choáng ngợp đầu tiên là khi thuyền hướng vào khe Núi Đổ, hẻm núi gồm 2 vách núi đá thẳng đứng, cao chót vót khiến những đám mây trắng bồng bềnh sà xuống bủa vây… 

Chả trứng mực - món ngon xứ biển

“Câu mực tuy cực mà vui/ Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài”. Trứng mực có gì quyến rũ các ngư dân, đến đỗi vần thơ lục bát hiên ngang tồn tại nơi vùng quê U Minh (Cà Mau) mà trẻ em thường truyền miệng? 

Chả mực trứng ăn với bún, bánh tráng - Ảnh: Hưng Phú 

Người nội trợ trứ danh sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ “lui cui câu hoài” để vừa có tiền bán mực lại vừa đáp ứng nhu cầu “khoái ăn trứng mực” của mình.

Gỏi ốc giác - món ăn khó bỏ lỡ ở Phan Thiết

Một đĩa gỏi gồm đu đủ, rau răm, thịt luộc, ốc giác, thêm nước mắm giấm đường và trộn đều, thưởng thức cùng bánh tráng nướng.

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân miền biển Phan Thiết, thường chế biến thành nhiều món khác nhau phục vụ thực khách. Ngoài các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào với mì..., ốc giác còn nổi tiếng với món gỏi. 

Những con ốc giác có thể nặng tới 2 kg. Ảnh: ranbien. 

15 thg 5, 2015

Nỗi buồn An Lăng


Khách du lịch đến Huế, ai cũng muốn thăm các di tích triều đại nhà Nguyễn mà ngoài hoàng thành xưa là các lăng tẩm các vị vua, chúa Nguyễn. Nhưng có lẽ ít ai có dịp viếng An lăng - hiện nay là nơi an nghỉ của ba vị vua: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Đây là khu lăng mộ có kiến trúc đơn giản nhất của các vua nhà Nguyễn nhưng mang nặng câu chuyện đau thương của cả ba ông hoàng trong giai đoạn lịch sử chính trị rối ren nhất của vương triều nhà Nguyễn.

Quạt sừng Canh Hoạch

Quạt sừng từ bao đời nay là một trong những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của người dân làng Canh Hoạch (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Giờ đây, những chiếc quạt sừng đã mất dần vai trò trong đời sống và thay thế cho nó là những phương tiện làm mát hiện đại nhưng ở Canh Hoạch vẫn còn gia đình ông Lê Văn Thứ, người vẫn miệt mài làm quạt sừng để giữ gìn nghề truyền thống. 

Gia đình ông Lê Văn Thứ có truyền thống lâu đời với nghề làm quạt sừng. Ông Thứ cho biết, nghề làm quạt sừng ở làng Canh Hoạch đã có từ thế kỷ trước, còn với gia đình ông thì nghề này được vợ chồng ông tiếp nối lại của các cụ tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm quạt sừng truyền thống của làng đã dần mai một bởi sự du nhập của công nghệ vào đời sống nhưng vì sự say mê với sản phẩm truyền thống và muốn giữ gìn nghề của tổ tiên nên đến nay vợ chồng ông vẫn duy trì nghề làm quạt sừng.

Để có một sản phẩm quạt sừng, người làm phải mất khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc tìm những thanh tre ưng ý, người làm bắt đầu cưa thành từng ống rồi chẻ thành từng nan. Sau đó đem phơi được nắng cho nan tre không bị mối mọt rồi xếp thành từng bộ. Công đoạn dán giấy lên hai mặt quạt được người làm sử dụng nước quả cậy thay cho hồ dán, bởi nước quả cậy có kết dính cao và đặc biệt khi kết hợp với phẩm màu sẽ cho ra màu quạt theo ý muốn người làm. Từ việc chỉ dùng bằng giấy dó mua từ Yên Phong (Bắc Ninh) dán quạt cho độ bền cao, nhà ông Thứ còn dùng vải, lụa với đủ màu sắc phong phú.

Chất liệu sừng trâu được sử dụng để chế tác nan quạt sừng Canh Hoạch.

Hoang sơ biển Ba Động

Ba Động được biết đến là bãi biển dài nhất và nổi tiếng nhất tỉnh Trà Vinh còn lưu giữ được nét hoang sơ. Đến với Khu du lịch biển Ba Động, du khách được tắm biển, ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản địa phương và nghỉ dưỡng trong bầu không khí trong lành của biển.

Ba Động là tên gọi chung của một bãi biển dài hơn mười cây số, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách thành phố Trà Vinh khoảng 60km theo hướng Đông Nam. Những người dân sống lâu năm ở vùng đất này cho biết, sở dĩ biển có tên gọi là Ba Động bởi mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển nơi đây lại nổi lên ba động cát (hai động nhỏ và một động lớn) đẹp mắt, thu hút nhiều người ra đây vui chơi và tắm biển.

Gần đây, bãi biển Ba Động được Công ty Du lịch biển Ba Động đầu tư, xây dựng và nâng cấp thành khu du lịch với các dịch vụ tiện dụng, phong phú để phục vụ du khách thập phương. Gần 1,5km bờ biển phía trước bãi tắm chính đã được cải tạo lại cảnh quan sạch đẹp, có đường bờ kè bao bọc bãi cát và hệ sinh thái đồng thời giúp hạn chế sự xâm thực hằng năm của nước biển.

Dọc hai bên đường đến biển Ba Động là những vườn dưa hấu xanh tươi, hút hồn du khách.