18 thg 9, 2013

Bắc Yên - "bài ca trên núi"

Ấp ủ mãi cũng có ngày được ca “Bài ca trên núi”. Nơi ấy - Bắc Yên, nơi có những con đường chênh vênh sườn núi, những cánh rừng sơn tra rì rào, những cành chè cổ thụ Tà Sùa ngạo nghễ, hiên ngang.

Ở đâu giữa những con đường mây trắng, đường lên bản Hồng Ngài của Vợ chồng A Phủ? 

Đường từ Bắc Yên đi Tà Xùa - Ảnh: Mộc Hà

Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Ðồng... Với dân phượt, những cái tên xã nói trên có một sức hút lạ lùng ngay từ khi đường lên Bắc Yên vẫn được coi như “đường lên trời”. 

Ra Huế, đi đầm Chuồn ăn sáng

Lần đầu tiên ra Huế, thời gian lưu lại không được nhiều nên trước khi đi tôi hỏi thăm bạn bè, để chọn điểm nên đến trước, còn sẽ trở lại sau. Mọi ý kiến hầu như chỉ xoay quanh hoành thành, lăng tẩm, đền chùa... nhưng cuối cùng, nơi để lại ấn tượng thú vị nhất với tôi lại là đầm Chuồn.

Thuyền đánh cá đang cập bến ở đầm Chuồn

Do uống hơi nhiều trà vào buổi tối hôm trước, lại thêm tách cà phê đậm đặc lúc chiều nữa nên cả hai đứa chúng tôi trằn trọc mãi đến hơn một giờ sáng mới chợp mắt một chút và đến 4 giờ đã phải dậy để chuẩn bị xuất phát lúc 5 giờ như đã hẹn với người bạn sẽ dẫn đường. Tuy ngủ chưa được ba giờ đồng hồ, nhưng khi nghe chuông đồng hồ reo, cả hai đều bật dậy thật nhanh, có lẽ nhờ sự háo hức, tò mò qua lời kể của Lan - một người bạn Huế, về đời sống của ngư dân địa phương, cảnh đón mặt trời mọc trên đầm phá và nhất là món bánh khoái cá kình; nghe rất lạ, rất thích.


Lý Sơn kỳ thú

Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có diện tích khoảng 10km2, gồm ba hòn: đảo Lớn (còn gọi là đảo Lý Sơn hay cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Từ cảng Sa Kỳ, du khách mất chừng 1 giờ đồng hồ để đi tàu cao tốc ra đảo Lớn. Với phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và con người thân thiện, Lý Sơn đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. 

Đảo Lớn (gồm xã An Vĩnh và An Hải) có các địa danh nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua như chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò, miệng núi lửa Thới Lới, Âm Linh Tự với mộ lính Hoàng Sa, tượng đài Hải Đội Hoàng Sa và nhà trưng bày hiện vật ngay cạnh đó. Lý Sơn sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn nếu rác thải trên đảo được xử lý tốt hơn. Trong ảnh, ruộng hành, tỏi và nhà cửa trên đảo Lớn nhìn từ đỉnh núi Thới Lới.

16 thg 9, 2013

Đảo Bàng Lớn trong vịnh Nha Trang

Lên mạng, vào Google tìm kiếm đỏ mắt không thấy đảo Bàng Lớn nằm ở chỗ nào ngoài khơi biển Nha Trang. Cũng chẳng có một thông tin nào về hòn đảo này, cho nên việc làm một chuyến đi khám phá là vô cùng thú vị đối với một người sống nhiều năm ở Nha Trang như tôi.

Một góc đảo Bàng Lớn và bãi tắm


7 giờ sáng, tại bến thuyền riêng của Công ty Yến Sào Nha Trang, chúng tôi được phát khẩu phần ăn sáng là một chai nước lọc, một cái bánh bao, một chiếc mũ vải che nắng. Bước lên tàu với tâm trạng háo hức đến nơi mình chưa biết.


Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Nhiều du khách thuê thuyền “thám hiểm” hang động trong lòng núi tại ao Rong - Ảnh: H.D.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.

15 thg 9, 2013

Nơi khởi nguồn của 4 dòng sông

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần Nha Địa dư Quốc gia Đà Lạt, có mấy chú bạn ba tôi làm trong đó, thường cho tôi vào chơi xem công nghệ làm bản đồ. Có một cái máy rất li kì, người ta đặt các hình không ảnh chụp một vùng đất từ hai góc khác nhau lên rồi nhìn qua một cái kính đặc biệt sẽ thấy hình ảnh 3 chiều của vùng đất. Họ dùng một thiết bị trông như một cái đĩa gắn trên một cái bệ có thể chỉnh độ cao, tại trung tâm đĩa là một đốm sáng đỏ và dưới chân bệ là một cây bút. Nhìn qua kính nổi 3 chiều rồi "rà" cái đĩa sao cho đốm sáng luôn tiếp xúc với bề mặt hình ảnh nổi, người ta điều khiển cây bút vẽ ra các "đường đồng mức" trên bản đồ, từ đó lập ra các bản đồ địa hình dùng trong quân sự. Hồi đó, Nha Địa dư Quốc gia sản xuất 2 loại bản đồ: Bản đồ không ảnh tỉ lệ 1:25000 chạy đường đồng mức khoảng cách 25m chênh cao, và bản đồ 1:50000 khoảng cách đường đồng mức 5m. Loại thứ nhất nhìn dễ hơn vì dùng không ảnh, thấy rõ từng bụi cây, hòn đá... nhưng không nhìn rõ địa hình 3 chiều, vì những ngọn đồi thấp hơn 25 m thì không vẽ được đường đồng mức. Loại thứ hai nhỏ hơn nhưng thấy rõ địa hình 3 chiều. Tôi được dạy cách đọc bản đồ địa hình từ nhỏ, lại thấy tận mắt người ta làm bản đồ ra sao nên rất thích thú với những tấm bản đồ này.

Đèo Hòn Giao - Ảnh:thachhan120282 trên Wikimapia