24 thg 2, 2013

Ăn tết với vài “món lạ” độc đáo của miền Tây

Mấy ngày đầu năm, “ăn Tết” với các món ăn quen thuộc quá nhiều đạm, béo… Có dịp thưởng thức những món lạ, ngon của vùng đất phương Nam sẽ cho bạn nhiều thú vị với nghệ thuật ẩm thực dân dã nhưng không kém phần độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xưa nay nổi tiếng về các món đặc sản vùng sông nước. Các bạn hãy thưởng thức qua vài món ẩm thực đặc trưng của xứ sở nầy.


Cháo dơi sen đất giồng 

Cháo dơi sen. Ảnh: Hoàng Thám 

Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm là đặc sản Cần Thơ nổi tiếng, được khách phương xa ưa chuộng, thích mua về làm quà cho người thân. Xưa kia, bánh tét có mặt trong gia đình vào các ngày giỗ chạp, lễ lạc, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán. Vì vậy, có thể nói đây là loại bánh góp phần thiêng liêng hóa cuộc sống tâm linh của người Việt, là một phong tục tập quán tốt đẹp. 

Bánh tét lá cẩm. Ảnh: Phương Kiều 

Theo dòng chảy thời gian và nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng, phổ biến, bánh tét hầu như có mặt quanh năm ở các quày sạp trong các chợ lớn nhỏ. Nhưng đó là loại bánh tét thông thường, chứ muốn có đòn bánh tét lá cẩm thì phải đặt chân tới đất Cần Thơ. 

Lên Sa Pa thưởng thức đồ nướng

Sa Pa bảng lảng sương mù. 

Nếu vài năm trước, du khách tới Sa Pa chỉ mong muốn ngắm nhìn những khung cảnh trời mây bảng lảng khói sương; ngày nay, người tới đây còn có thú vui khác của kẻ rong chơi đặt chân đến vùng đất này; đó là thưởng thức những món đồ nướng, nhất là về ban đêm. 

Du khách cứ đông lên, và hàng đồ nướng cũng nhiều lên; để rồi nơi phố núi bé nhỏ có hẳn một con phố mà bất kỳ ai tới đây cũng nhắc tới, đó là cái tên giản dị được gọi từ món hàng bán ven con phố “phố đồ nướng”. Các hàng bán đồ nướng được quy tụ ở con đường cạnh nhà thờ và dọc theo con đường dẫn tới khách sạn Công Đoàn, lên núi Hàm Rồng.

Thưởng ngoạn núi Tà Cú

Tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có một ngọn núi luôn nổi bật trên nền trời xanh ngắt, giữa những vườn thanh long sai trĩu quả, đó là núi Tà Cú - một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á.

Khu du lịch núi Tà Cú lâu nay vốn là nơi có khí hậu lý tưởng, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng với tổng diện tích hơn 250.000m2, bao gồm cả rừng, núi và biển trong quần thể sinh thái phong phú, đa dạng. Từ năm 2003 đến nay, núi Tà Cú còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo, giúp du khách có thể vừa ngắm cảnh một vùng đồng bằng cực Nam Trung Bộ vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng rừng nguyên sinh ngay bên dưới. Cả tuyến cáp treo có 25 -35 cabin, đóng mở tự động, mỗi cabin chở được 6 người, di chuyển trên đường cáp dài 1.600m và cao 500m. Công suất tải khách lên xuống trong vòng 1 giờ có thể lên đến 1.000 lượt khách, chỉ mất từ 7-10 phút để đến ga trên. 

Cổng chào Khu du lịch núi Tà Cú tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Bước chân lên đỉnh Hòn Bà

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, Hòn Bà (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “Đà Lạt của thành phố biển”. Chinh phục đỉnh Hòn Bà ở độ cao hơn 1500m, đường dốc quanh co, sương mù dày đặc, du khách cảm nhận được sự hùng vĩ, hiên ngang của đất trời.

Cách thành phố biển Nha Trang khoảng 60km về phía Nam, Hòn Bà có khí hậu quanh năm mát mẻ. 6h30 sáng, chúng tôi bắt đầu chinh phục đỉnh núi Hòn Bà. Đường lên đỉnh núi quanh co, thăm thẳm. Đi trong nắng lung linh và những con đường uốn lượn, chúng tôi dừng chân bên suối Đá Giăng, nơi còn rất hoang sơ với những khóm đá lô nhô, những hồ chứa nước và những con suối nhỏ. 



Hòn Bà giống như một nàng tiên ngủ trong rừng quanh năm mây phủ.

Sáo của người Thái

Trong kho tàng nhạc cụ âm nhạc các dân tộc Việt Nam, chiếc sáo (pí) từ lâu đã được biết đến là nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Thái ở Sơn La.

Theo truyện dân gian dân tộc Thái để lại, vào những đêm trăng sáng, các chàng trai, cô gái Thái tuổi 16 đến 20 thường giao lưu văn nghệ, hát giao duyên. Tan hội, chàng trai tự tìm đến nhà cô gái mà mình thích để tỏ tình thông qua tiếng pí. Chàng trai thổi đến khi nào trong nhà cô gái không ai còn thức, lúc ấy mới dùng que chọc đúng vào chỗ ngủ của cô gái, đánh thức cô gái dậy để tâm sự. Các đêm tiếp theo, chàng trai dùng chiếc pí để thổi gọi người yêu, nhiều lần nghe thành quen nên mỗi lần nghe thấy tiếng sáo, cô gái dậy mở cửa cho người yêu vào nhà và ngồi tâm sự đến sáng. Từ đó, pí trở thành nhạc cụ không thể thiếu đối với các chàng trai, cô gái Thái.

Pí của người Thái làm từ trúc, rất đa dạng về chủng loại.