29 thg 4, 2025

Lạc lối ở Sơn Trà giữa mùa lim xẹt trổ hoa vàng rực

Từ cuối tháng 3 và kéo dài đến gần cuối tháng 4, những cây lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bung nở vàng rực rỡ.

Tới bán đảo Sơn Trà cuối tháng 4, anh Lê Văn Cường - du khách đến từ Quảng Trị cho biết, những cây lim xẹt cao hơn 10 mét đang trổ hoa rực rỡ, phủ sắc vàng tươi tắn khắp núi rừng bán đảo Sơn Trà.

“Ban đầu nhiều du khách lầm tưởng là hoa mai rừng, nhưng cánh hoa lim xẹt mỏng manh, hơi cong tự nhiên và màu vàng tươi đúng chất rừng khiến ai cũng trầm trồ”, anh Cường nói.

Màu vàng hoa lim xẹt khiến nhiều du khách ngỡ là hoa mai. Ảnh: Lê Văn Cường

28 thg 4, 2025

Núi Chứa Chan – Điểm đến hấp dẫn tại Đồng Nai

Núi Chứa Chan được biết đến là ngọn núi cao thứ hai khu vực Đông Nam Bộ với nhiều vách đá dựng đứng, hệ sinh thái đa dạng... Do nằm cách Sài Gòn không xa nên nơi đây vẫn thường được nhiều bạn trẻ yêu lịch và lựa chọn để khám phá.

Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Những ngôi chùa cổ kính cùng nhiều câu chuyện bí ẩn luôn thu hút sự tò mò của du khách khi đến núi Chứa Chan.

Khau Phạ mùa nước đổ

Bình minh trên vùng đất Cao Phạ.

Những ngày đầu hè, đèo Khau Phạ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái lại khoác lên mình "tấm áo" huyền ảo của mùa nước đổ. Nước từ các khe suối, dòng thác được dẫn về ruộng, khiến những thửa ruộng bậc thang lóng lánh như những "tấm gương khổng lồ" soi bóng trời mây. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ hòa cùng nhịp sống cần cù của người dân vùng cao tạo nên một bản hòa ca mê hoặc lòng người.

Đặc sản rau rừng Arui

Từ một loại cây dại mọc trên các triền sông, Arui - tên gọi rau rừng theo tiếng Cơ Tu - trở thành món ăn dân dã được đồng bào miền núi ưa chuộng. Vài năm trở lại đây, Arui được săn lùng và biết đến như một đặc sản rau rừng phục vụ du khách.

Món rau Arui xào với thịt xông khói mang hương vị đậm đà khó cưỡng. Ảnh: ZƠRÂM THỊ TÝ

Hôm nọ, vợ chồng tôi về quê núi Đông Giang. Người bạn “nối khố” của chồng tên Alăng Beo mời ghé thăm Katu quán (tên gọi quán ăn của gia đình anh vừa mới khai trương tại thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn).

Gà nướng cơm lam

Một món ăn dân dã được chế biến đơn giản nhưng phải khéo lắm mới tạo ra hương vị gây thương nhớ. Và có lẽ, phải thưởng thức khi ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên thì mới cảm hết độ ngon của món ăn.

Món cơm lam gà nướng tại Đà Lạt. Ảnh minh họa

27 thg 4, 2025

Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 30/4/1975, sự kiện chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở ra thời khắc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, non sông thống nhất, và ngôi dinh thự này cũng đã trở thành chứng tích lịch sử quan trọng giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 50 năm kể từ sự kiện lịch sử trọng đại ấy, Dinh Độc Lập với tên gọi Hội trường Thống Nhất ngày nay vừa là nơi lưu giữ ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa là một địa chỉ tham quan, khám phá, du lịch của hầu hết du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.

Gỏi cá cơm sông Trường Giang

Dù có bận rộn mấy, cuối tuần tôi cũng sắp xếp chạy ù về nhà. Đôi khi, chỉ để chờ món ăn mà từ lâu không thể tìm được ở bất cứ hàng quán nào nữa, chỉ còn lại trong ký ức ngày bé: gỏi cá cơm.

Gỏi cá cơm sông Trường Giang. Ảnh: B.N

Nếu dọc biển Tam Thanh, Tam Tiến, người ta dễ dàng tìm thấy món gỏi trứ danh làm từ cá trích vừa bắt lên từ biển tươi cong óng ánh, thì gỏi cá cơm hiếm hoi tìm thấy ở Núi Thành - nơi sông Trường Giang lặng lẽ chảy qua.

Trầm tích địa danh xứ Quảng

Tên gọi vùng đất mang ý nghĩa chính thức định danh về hành chính - xã hội, có ý nghĩa biểu tượng và tính thiêng của một nhân danh, địa danh, sự kiện lịch sử. Nguyên tắc định danh giúp phản ánh thực tế (địa dư, thổ sản…), lưu dấu sự kiện, thể hiện khát vọng nhân sinh của cộng đồng, nên luôn mang tính lịch sử và văn hóa một thời.

Thị trấn Trung Phước - đầu nguồn sông Thu Bồn, vốn thuộc huyện Nông Sơn cũ, nay là huyện Quế Sơn. Ảnh: MINH THÔNG

Lịch sử chứng kiến những lần đổi tên, theo nguyên tắc và mục đích, khát vọng tương ứng. Tất cả, qua thời gian, đã ổn định nhiều giá trị văn hóa cốt lõi từ những trầm tích địa danh độc đáo ở mỗi địa phương.

Thăm Phủ thờ Bà Chúa Muối

Thôn Quang Lang, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những làng nghề làm muối lâu đời ở miền Bắc còn tồn tại đến ngày nay. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với “biển vô cực”, những cánh đồng muối trải dài, các lễ hội dân gian đặc sắc mà còn có ngôi phủ thờ duy nhất tại Việt Nam thờ Bà Chúa Muối – Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh.

Phủ thờ Bà Chúa Muối tọa lạc tại làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

26 thg 4, 2025

Mùa trái chín ở rừng Chiến khu Đ

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, nằm ở khu vực cuối Chiến khu Đ (CKĐ) xưa) đang quản lý hơn 100 ngàn hécta gồm hơn 68 ngàn hécta rừng tự nhiên và 32 ngàn hécta là hồ Trị An. Đây là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai với hệ động, thực vật phong phú.

Du khách chụp hình lưu niệm với cây đa cổ thụ tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: B.Nguyên

Đây không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ mà còn là "địa chỉ đỏ" của cả nước với 3 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là địa đạo Suối Linh, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Mỗi năm vào tháng tư, nơi đây đón rất nhiều đoàn khách, trong đó có nhiều cựu chiến binh về nguồn ôn lại kỷ niệm chiến trường xưa. Đây cũng là mùa trái rừng chín, mùa để lại nhiều kỷ niệm với những chiến sĩ từng sống, chiến đấu ở rừng CKĐ.