5 thg 1, 2025

Thanh âm độc đáo từ tiếng khèn Mông ở Yên Bái

Khèn Mông với âm thanh độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người H'Mông tại Yên Bái.

Văn hóa khèn của người H'Mông tại Yên Bái. Ảnh: Trần Bùi

Vùng núi miền Tây tỉnh Yên Bái không chỉ làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên mà còn cuốn hút bởi bức tranh văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em như H'Mông, Dao, Tày, Thái…

Đặc biệt, đến đây du khách có thể khám phá và tận hưởng âm thanh độc đáo từ tiếng Khèn Mông.

Độc đáo du lịch cộng đồng ở Ia Mơ Nông

Từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, Gia Lai bước vào mùa đẹp nhất với những con đường trải đầy sắc vàng hoa dã quỳ hoặc được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa cà phê. Phố núi Tây Nguyên hiện lên quyến rũ đến lạ thường, nhất là khi các hoạt động văn hóa truyền thống được hòa quyện và phát triển cùng các tour du lịch cộng đồng đặc sắc, mang những nét rất riêng không nơi nào có được.

Cách thành phố Pleiku chừng 30 km, làng Kép ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah đang trong giai đoạn phát triển mạnh về du lịch cộng đồng, được nhiều du khách nước ngoài tìm đến để trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân tộc Jrai như: lễ hội cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan mây tre, làm rượu ghè, hóa trang thành ma bùn...

Phụ nữ người Jrai ở làng Kép dệt vải phục vụ du lịch, vừa bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống.

Hành trạng của người thầy vĩ đại trên bia đá cổ thời Nguyễn

Tại đền thờ Chu Văn An (Chí Linh, Hải Dương) có tấm bia đá cổ thời Nguyễn ghi hành trạng của thầy giáo Chu Văn An, người được coi là 'Vạn thế sư biểu' của Việt Nam.

Đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái đền thờ Chu Văn An

504 - Tiểu đoàn anh hùng của vùng Đồng Tháp Mười

Giữa mênh mông Đồng Tháp Mười, nơi kênh, rạch chằng chịt và lau sậy bạt ngàn, đã vang vọng bản hùng ca bất diệt của Tiểu đoàn 504. Từ những ngày đầu thành lập cho đến những trận đánh ác liệt chống đế quốc Mỹ, Tiểu đoàn 504 đã viết nên những trang sử hào hùng, trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần quả cảm và tình quân - dân cá nước.

Nỗi lòng người ở lại

Các cựu chiến binh, những người anh hùng trở về sau cuộc trường chinh vệ quốc, luôn có những câu chuyện giá trị về tình đồng chí và lòng yêu nước. Những cựu chiến binh Tiểu đoàn 504 cũng vậy. Họ mang trong mình những ký ức không thể nào quên về đồng đội, những năm tháng chiến đấu gian khổ nhưng đầy vinh quang.

4 thg 1, 2025

Than Uyên - Điểm đến bình dị hút khách giữa Lai Châu

Giữa những dãy núi trùng điệp của Lai Châu, Than Uyên hiện lên như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.

Phong cảnh bình dị của vùng đất Than Uyên, Lai Châu. Ảnh: Đinh Quang Tiến

Than Uyên được biết đến là vùng đất được dãy Hoàng Liên Sơn huyền thoại bao bọc và là nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều giữ gìn những nét truyền thống đặc trưng, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú.

Đặc biệt, cánh đồng Mường Than là niềm tự hào của vùng đất này, nơi mà sắc vàng của lúa chín trải dài như bất tận, lọt top một trong những cánh đồng đẹp nhất Việt Nam.

Băng rừng nguyên sinh đẹp ma mị, săn mây trên đỉnh núi cao ở Sơn La

Đỉnh núi ở Sơn La được nhiều du khách lựa chọn chinh phục vào mùa đông nhờ cung leo vừa sức, khung cảnh ấn tượng với rừng nguyên sinh đầy ma mị và dễ săn mây, dải ngân hà.

Cách Hà Nội khoảng 240 km, đỉnh Sa Mu – U Bò (thường gọi là đỉnh Sa Mu, thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) là tọa độ trekking (đi bộ đường dài) thu hút những tín đồ ưa xê dịch suốt 2 năm nay.

Theo cổng thông tin điện tử huyện Bắc Yên, đỉnh Sa Mu nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn về phía Nam.

Đỉnh Sa Mu là 1 trong những tọa độ trekking hút khách bậc nhất phía Bắc, đặc biệt là vào mùa đông

Về Tứ Kỳ thăm nơi thờ ông tổ Nho học Việt Nam

Cùng với miếu Phạm và đền Cõi, đình Kiêm ở xã An Nghiệp xưa (nay là xã Dân An) là một trong 3 nơi thờ tự quan trọng bậc nhất của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), được triều đình tổ chức cúng tế.

Đình làng Kiêm (tên nôm là làng Gồm)

Theo thần tích, thần sắc của làng Kiêm, Sĩ Nhiếp (士燮) tên chữ là Uy Ngạn, sinh ngày mồng 4 tháng giêng năm 137. Cha là Sĩ Tứ, khi Vương Mãng thay ngôi nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp mới chạy sang Giao Châu. Năm 187, ông được phong làm Thái thú quận Giao Chỉ cho đến khi ông mất ngày 12/11/226.

Một miền thung lũng đượm hương đất, tình người

Thung lũng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện từ kỳ Đại Tân Sinh, trải qua nhiều lần biến động của địa chất, hình thái ấy vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tôi vẫn thường hình dung như thế khi nghĩ về quê nhà Hương Sơn. Phong thổ ấy đã kiến tạo, dưỡng nuôi và giữ lại cho mảnh đất Hương Sơn thật nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, quý giá. Trong đó, không thể không kể đến những con người kiệt xuất, đã để lại những di sản vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại. 

Dòng sông Ngàn Phố chảy hiền hoà giữa đồng ruộng, núi non. Ảnh Ánh Dương

3 thg 1, 2025

Ly kỳ chuyện Hoàng giáp Lê Quang Bí bị giữ lại ở Trung Quốc 18 năm

Là nho sĩ có tiếng, sứ thần bản lĩnh dưới triều Mạc, Hoàng giáp Lê Quang Bí lưu danh sử sách với chuyến đi sứ Trung Quốc kéo dài 18 năm.

Hoàng giáp Lê Quang Bí là 1 trong 36 tiến sĩ ở đất học làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (Bình Giang)

Huyền ảo nghi lễ cầu an và hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Tối 20/9, Lễ cầu an, Hội hoa đăng được tổ chức trên sông Lục Đầu, là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Cầu cho sóng yên bể lặng, tôm cá đầy thuyền...

Lễ cầu an, Hội hoa đăng là một nghi thức đặc biệt bởi tính nhân văn sâu sắc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một thế giới đại đồng. Nghi thức còn thể hiện tinh thần hòa hiếu và nhân đạocủa các triều đại Việt Nam “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Các nhà sư làm lễ cầu Phật thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt