10 thg 12, 2024
Di sản văn hóa thế giới Hội An, 25 năm nhìn lại
Đô thị cổ Hội An vừa tròn 25 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nhìn lại chặng đường từ năm 1999 - 2024, thành phố Hội An cùng các bên liên quan đã triển khai đồng bộ các hoạt động vì sự trường tồn của di sản và gặt hái được “quả ngọt”.
Rưng rưng hương rừng
Mâm cơm được dọn ra với các món canh, rau, mặn. Trong cơn say rừng, chúng tôi mơ hồ nghe hương vị ẩn hiện như một cơn mơ.
Tôi và hai đồng nghiệp chọn ngược phố tìm rừng. Chúng tôi xuyên qua nhiều ngọn đồi, con suối, bờ đá để đi sâu về phía màu xanh của đại ngàn.
Sau gần hai giờ đồng hồ cắt rừng, ai nấy ướt đẫm mồ hôi. Xung quanh, mùi ẩm ướt của lá mục và rêu tảo bắt đầu xộc lên. Thay vì lúp xúp những lùm cây dại như đoạn vừa men qua khỏi bìa rừng, những gốc đại thụ hiện ra với thân xù xì những u sần và một lớp rêu dày, dây leo bao phủ.
Mâm cơm có vị núi rừng. Ảnh : Diệu Thông
Tôi và hai đồng nghiệp chọn ngược phố tìm rừng. Chúng tôi xuyên qua nhiều ngọn đồi, con suối, bờ đá để đi sâu về phía màu xanh của đại ngàn.
Sau gần hai giờ đồng hồ cắt rừng, ai nấy ướt đẫm mồ hôi. Xung quanh, mùi ẩm ướt của lá mục và rêu tảo bắt đầu xộc lên. Thay vì lúp xúp những lùm cây dại như đoạn vừa men qua khỏi bìa rừng, những gốc đại thụ hiện ra với thân xù xì những u sần và một lớp rêu dày, dây leo bao phủ.
9 thg 12, 2024
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.
Toà nhà trăm mái, trụ sở của Bộ Ngoại giao vào năm 2025 sẽ có tuổi đời 100 năm. Lịch sử của toà nhà trăm mái gắn liền với lịch sử 80 năm Bộ Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2025). VietNamNet giới thiệu những bức ảnh về toà nhà đặc biệt này.
Toà nhà trăm mái, trụ sở của Bộ Ngoại giao vào năm 2025 sẽ có tuổi đời 100 năm. Lịch sử của toà nhà trăm mái gắn liền với lịch sử 80 năm Bộ Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2025). VietNamNet giới thiệu những bức ảnh về toà nhà đặc biệt này.
Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa
Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn có niên đại hơn 1.000 năm, cao gần 2 m, giữ nguyên vị trí ở trung tâm thành đến nay.
Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11. Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.
Thành Đồ Bàn tồn tại từ thế kỷ 10 đến 15. Vào thời Tây Sơn, trên nền thành cũ, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm làm sở chỉ huy của nghĩa quân, gọi là thành Hoàng Đế (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, Bình Định). Nơi đây gồm ba lớp thành ngoại, thành nội và ''tử cấm thành'', có chu vi lần lượt là khoảng bảy km, 1,6 km, 600 m.
Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11. Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.
Thành Đồ Bàn tồn tại từ thế kỷ 10 đến 15. Vào thời Tây Sơn, trên nền thành cũ, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm làm sở chỉ huy của nghĩa quân, gọi là thành Hoàng Đế (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, Bình Định). Nơi đây gồm ba lớp thành ngoại, thành nội và ''tử cấm thành'', có chu vi lần lượt là khoảng bảy km, 1,6 km, 600 m.
Tượng sư tử đá thành Đồ Bàn - nghệ thuật điêu khắc Champa
Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại hơn 1.000 năm, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.
Hiện vật do Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, hai bức tượng được Thủ tướng ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.
Ông Bùi Tĩnh - Giám đốc bảo tàng - cho biết tượng được phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa. Sau đó, chúng được đưa về Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện An Nhơn (nay là Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã An Nhơn) quản lý.
Hiện vật do Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, hai bức tượng được Thủ tướng ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.
Ông Bùi Tĩnh - Giám đốc bảo tàng - cho biết tượng được phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa. Sau đó, chúng được đưa về Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện An Nhơn (nay là Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã An Nhơn) quản lý.
Thấm đượm vị đặc sản "Thịt lợn sấy Ngân Sơn"
Chị Ngô Hoàng Mai, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Sơn La, hiện đang sinh sống tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Từ hương vị quê hương, chị Mai sáng tạo trong phối hợp gia vị để sản xuất món "Thịt lợn sấy Ngân Sơn". Món ăn đặc sản này đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024.
Thịt lợn sấy là món ăn ngon rất nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc vì nó mang đậm hương vị chẩm chéo, mắc khén Tây Bắc. Chị Ngô Hoàng Mai cho biết: "Khi còn bé tôi thường được ăn món thịt lợn sấy do ông bà, bố mẹ làm. Khi về làm dâu tại Bắc Kạn, thi thoảng tôi chế biến món thịt lợn sấy cho gia đình ăn và để biếu người thân, bạn bè".
Chị Ngô Hoàng Mai bên sản phẩm thịt lợn sấy Ngân Sơn.
Thịt lợn sấy là món ăn ngon rất nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc vì nó mang đậm hương vị chẩm chéo, mắc khén Tây Bắc. Chị Ngô Hoàng Mai cho biết: "Khi còn bé tôi thường được ăn món thịt lợn sấy do ông bà, bố mẹ làm. Khi về làm dâu tại Bắc Kạn, thi thoảng tôi chế biến món thịt lợn sấy cho gia đình ăn và để biếu người thân, bạn bè".
Thơm ngon cá ngừ nhúng giấm
Thời sinh viên xa nhà, tôi vẫn thường hay trổ tài nấu nướng và giới thiệu những món ngon của quê mình với các bạn ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, cá ngừ nhúng giấm là một trong những món ăn được các bạn khen ngon.
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển. Biết tôi thích cá biển, nên khi tôi đi học xa nhà, mẹ thường mua các loại cá vừa đánh bắt ở biển về ướp đá đóng thùng gửi vào TP.Hồ Chí Minh cho tôi. Cá ngừ là loại cá được đánh bắt quanh năm và giá cả phải chăng, nên thường xuyên hiện diện trong các bữa ăn thời sinh viên của tôi. Cá ngừ có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như bún cá ngừ, cá ngừ chiên mắm, cá ngừ kho thơm... Để thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng tôi vẫn hay chế biến món cá ngừ nhúng giấm. Món này hơi cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, công đoạn chế biến hơn các món khác.
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển. Biết tôi thích cá biển, nên khi tôi đi học xa nhà, mẹ thường mua các loại cá vừa đánh bắt ở biển về ướp đá đóng thùng gửi vào TP.Hồ Chí Minh cho tôi. Cá ngừ là loại cá được đánh bắt quanh năm và giá cả phải chăng, nên thường xuyên hiện diện trong các bữa ăn thời sinh viên của tôi. Cá ngừ có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như bún cá ngừ, cá ngừ chiên mắm, cá ngừ kho thơm... Để thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng tôi vẫn hay chế biến món cá ngừ nhúng giấm. Món này hơi cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, công đoạn chế biến hơn các món khác.
8 thg 12, 2024
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Trong khuôn khổ chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào”, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vừa được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trang trọng tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Đây không chỉ là nghi lễ tôn vinh những binh phu xưa đã bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam mà còn là minh chứng sống động khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.
Mùa vàng Quảng Khê
Cuối thu, se se heo may, không khí trong lành, dịu mát, cũng là thời điểm lúa chín vàng, nếu có dịp đến với Nà Mặn, xã Quảng Khê (Ba Bể) du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang uốn lượn khắp các triền núi. Một bức họa vùng cao ai một lần trải nghiệm đều mê đắm khó quên.
Cổ đình 235 tuổi người Việt thờ vua Chăm PôKlông Garai
Cổ đình Đắc Nhơn được người Việt xây dựng từ năm 1789 để thờ vua PôKlông Garai. Đây là vị vua nổi tiếng được người Việt và người Chăm ở Ninh Thuận tôn thờ vì có công dẫn thủy nhập điền, biến hoang mạc thành vùng đất trù phú.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)