10 thg 11, 2024

Ngôi chùa giữ hàng chục cuốn sách cổ viết trên lá ở Cần Thơ

Chùa Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều) đang lưu giữ 30 cuốn sách cổ hàng trăm tuổi viết bằng tiếng Pali, tiếng Khmer cổ trên lá và lá buông.

Chùa Khôsa Răngsây tọa lạc tại trung tâm quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hiện, Thượng tọa Lý Hùng đang làm trụ trì và cũng là người có công lưu giữ tủ sách cổ tại chùa.

Đến nay, Thượng tọa đã sưu tầm trên 4.000 quyển sách, trong đó có 30 quyển sách viết bằng tiếng Pali, tiếng Khmer cổ trên lá buông và sách lá hàng trăm năm tuổi.

Thượng tọa Lý Hùng - người lưu giữ nhiều quyển sách cổ ở Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang

Những người giữ màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi

Từ người bơi xuồng chở khách đến nhân viên dọn vệ sinh, tất cả đều chung tay dệt màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.

Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.

Chị Ngọc giới thiệu cho du khách về vẻ đẹp rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Phong Linh

Làng rau cổ gần 400 năm ở Hội An thành 'làng du lịch tốt nhất thế giới'

Theo thông tin từ tỉnh Quảng Nam, Tổ chức Du lịch thế giới vừa thông báo làng rau Trà Quế ở Hội An là ngôi làng thứ hai tại Việt Nam vào danh sách 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'.

Làng rau Trà Quế nhìn từ trên cao - Ảnh: B.D.

Thông tin đã được gửi cho các đơn vị ở tỉnh Quảng Nam. Dự kiến giữa tháng 12, lễ đón nhận danh hiệu này được tổ chức ở TP Hội An.

9 thg 11, 2024

Nhà hát 3 nón lá Bạc Liêu - điểm nhấn du lịch độc đáo của miền Tây

Nhà hát Cao Văn Lầu (còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) của tỉnh Bạc Liêu vừa được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL. Đồng thời được công nhận kỷ lục Việt Nam là điểm du lịch độc đáo bậc nhất ĐBSCL và cả nước.

Khi nhắc đến vùng đất Bạc Liêu, du khách không chỉ nhớ về giai thoại ăn chơi của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng Nam kỳ lục tỉnh, hay cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, mà ngày nay còn ấn tượng bởi công trình Nhà hát 3 nón lá.

Top 7 ấn tượng Việt Nam 2022

Ông Văn Công Diệp, Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu, chia sẻ Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa công nhận Nhà hát Cao Văn Lầu (còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) của tỉnh Bạc Liêu là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024.

Nhà hát 3 nón lá điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL. ẢNH: PHAN THANH CƯỜNG

Hạ thuỷ ghe Ngo chùa Cao Dân

Đối với người Khmer, chiếc ghe Ngo là sản phẩm văn hoá độc đáo, là biểu tượng của sự no ấm, sung túc của phum sóc, nên việc sửa chữa, đóng mới và hạ thuỷ ghe ngo là vô cùng quan trọng.

Năm nay, chùa Cao Dân (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) được nhà nước đầu tư đóng mới chiếc ghe Ngo với kinh phí 350 triệu đồng, làm cho bà con trong phum sóc vô cùng phấn khởi.

Sau hơn 3 tháng thi công đóng mới, chiều 6/11, đông đảo vận động viên cùng bà con phật tử chùa Cao Dân đã đến xem và chứng kiến buổi lễ hạ thuỷ ghe.

Ông Hữu Qual, Trưởng Ban huấn luyện đội ghe Ngo chùa Cao Dân, cho biết, nghi lễ hạ thuỷ ghe là vô cùng trang trọng, phải chọn giờ lành, giờ tốt mới tiến hành hạ thuỷ.

Đất làng Hà Châu

Xã Hà Châu (Hà Trung) nằm trong không gian của vùng đất chiêm trũng Hà Trung - lưu vực của sông Tống, sông Hoạt, lại có núi Nga Châu, Ngọc Chuế... nhô lên ví như con chim phượng khổng lồ nên người xưa vẫn thường gọi là núi Phượng. Hình thế ấy như sự hữu ý sắp đặt của bàn tay tạo hóa, tạo nên bức tranh thiên nhiên vừa sống động, tươi đẹp mà vẫn mang nét bình dị. Trên đất Hà Châu với ba làng Ngọc Chuế, Nga Châu, Thạch Lễ đã có con người đến cư ngụ từ cả nghìn năm về trước.

Đình làng Nga Châu là một trong bốn di tích đã được xếp hạng trên địa bàn xã Hà Châu (Hà Trung). Ảnh: Khánh Lộc

Suối Giàng - “thủ phủ” chè shan tuyết giữa núi rừng Yên Bái

Suối Giàng là một điểm đến hấp dẫn với khí hậu trong lành, văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc H’Mông.

Suối Giàng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, với độ cao lý tưởng, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình dao động từ 18-25 độ C. Không khí trong lành, mát lạnh cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ khiến Suối Giàng trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn rời xa phố thị ồn ào và tìm về với thiên nhiên.

Có dịp đến Suối Giàng vào mùa thu, dạo bước quanh các con đường nhỏ quanh co trong bản làng lưng chừng núi giữa những đồi chè cổ thụ quanh năm mây mù bao phủ, du khách mới thấy được không khí huyền ảo, thơ mộng đến nhường nào.

Lễ cúng cây Chè tổ ở Suối Giàng. Ảnh: Lương Xuân Việt

8 thg 11, 2024

Suy nghĩ dưới chân cầu Cái Xép

 Tui về thăm quê bạn Tuấn ở An Nhơn, Châu Thành, Đồng Tháp. Tuấn dặn là khi gần tới cầu Cái Xép thì không qua cầu mà đi theo đường nhỏ bên phải và quẹo phải đi dọc sông khoảng vài trăm met là tới nhà.


Coi trên Google Maps thì không có cầu Cái Xép, mà chỉ có cầu Cái Xếp. Và đúng là tới nơi thì thấy bảng tên cầu là Cái Xếp, không phải Cái Xép!

Hát nhà trò trên đất Văn Trinh xưa

Đất Văn Trinh xưa (nay thuộc xã Quảng Hợp, Quảng Xương) là một trong những địa danh ghi dấu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, đồng thời cũng là cái nôi sản sinh ra hát nhà trò Văn Trinh - văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Thành viên CLB hát nhà trò Văn Trinh. Ảnh: Vân Anh

Chốn thiêng nơi vùng đất biển

Phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) là mảnh đất lưu dấu nhiều giá trị lịch sử - văn hóa cùng các di tích, lễ hội độc đáo, gắn chặt với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển như: đền Cá Lập, đền Lộc Trung, phủ Hới, lễ hội Cầu ngư - Bơi chải... Trong đó, ngôi chùa Khải Nam và lễ hội chùa Khải Nam thể hiện sự phong phú, đa dạng, góp phần tô điểm thêm cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng của đất và người nơi đây.

Chùa Khải Nam trên vùng đất biển Quảng Tiến (TP Sầm Sơn).