28 thg 6, 2024
Động Chin Chu Chải được ví như Sơn Đoòng của Lai Châu
Hang động Chin Chu Chải mới được khám phá trên bản đồ du lịch Tây Bắc. Bước đầu được đánh giá là có nhiều kỷ lục, phá vỡ các giới hạn những hang động đã được phát hiện ở Lai Châu.
Cuộc sống bình dị hiếm thấy nơi làng chài hơn 300 năm tuổi ở Vũng Tàu
Phước Tỉnh là một trong những làng chài phát triển sầm uất nhưng vẫn giữ được nét đơn sơ và yên bình tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đón khách bằng cái tình làng chài
Di sản của những làng chài ở Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) đang được gìn giữ và phát huy bởi những con người giàu tâm huyết, hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, đậm tình làng chài.
1. Những ngày này, ông Huỳnh Văn Mười (57 tuổi, trú 56/15 Võ Nguyên Giáp, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà) đang tất bật lo cho chương trình văn nghệ Mân Thái một miền thương (tổ chức ngày 28.6). Đây là hoạt động do chính ông Mười đứng ra xin phép, tổ chức với nguồn huy động từ những nhà hảo tâm.
1. Những ngày này, ông Huỳnh Văn Mười (57 tuổi, trú 56/15 Võ Nguyên Giáp, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà) đang tất bật lo cho chương trình văn nghệ Mân Thái một miền thương (tổ chức ngày 28.6). Đây là hoạt động do chính ông Mười đứng ra xin phép, tổ chức với nguồn huy động từ những nhà hảo tâm.
Người mê làm du lịch dưới tán rừng
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có nhiều khu, điểm du lịch dưới tán rừng. Nhưng ít người biết cách đây 30 năm, loại hình du lịch này đã rất nổi tiếng do một cựu chiến binh làm chủ.
Đó là ông Nguyễn Đức Phúc, trung tá quân đội về hưu. Dù bước qua tuổi 83, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông Phúc hào sảng kể về một thời khốn khó mà vẻ vang của tour du lịch "Một đêm trong rừng vắng" tại Khu du lịch (KDL) Đarahoa dưới chân núi Voi (H.Đức Trọng) và sau này ở nhiều nơi khác.
Xin nhận rừng để bảo vệ rừng
Ông Phúc cho biết năm 1993, ông nghỉ hưu sau hơn 30 năm phục vụ trong quân đội và có thời gian làm chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng. Suốt thời gian trong quân ngũ, ông gắn bó với núi rừng Tây nguyên nên ấp ủ làm một việc gì đó cho đỡ nhớ rừng sau ngày về hưu.
Đó là ông Nguyễn Đức Phúc, trung tá quân đội về hưu. Dù bước qua tuổi 83, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông Phúc hào sảng kể về một thời khốn khó mà vẻ vang của tour du lịch "Một đêm trong rừng vắng" tại Khu du lịch (KDL) Đarahoa dưới chân núi Voi (H.Đức Trọng) và sau này ở nhiều nơi khác.
Xin nhận rừng để bảo vệ rừng
Ông Phúc cho biết năm 1993, ông nghỉ hưu sau hơn 30 năm phục vụ trong quân đội và có thời gian làm chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng. Suốt thời gian trong quân ngũ, ông gắn bó với núi rừng Tây nguyên nên ấp ủ làm một việc gì đó cho đỡ nhớ rừng sau ngày về hưu.
27 thg 6, 2024
Khám phá hang động kỳ thú nằm giữa rừng ngập mặn biển Cát Bà
Ít ai biết rằng, trên vùng biển Cát Bà (H.Cát Hải, Hải Phòng), nằm lọt thỏm trong lòng núi Linh Quy và được bao bọc bởi cánh rừng ngập mặn nguyên sinh là một hang động với vẻ đẹp huyền bí, tên gọi Thiên Long.
Động Thiên Long là hang động đẹp, kỳ bí nằm trong quần thể hang động đá vôi trên quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải) hiện chưa được Hải Phòng đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan du lịch nên rất ít người biết đến.
Động Thiên Long là hang động đẹp, kỳ bí nằm trong quần thể hang động đá vôi trên quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải) hiện chưa được Hải Phòng đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan du lịch nên rất ít người biết đến.
Núi Bà Đen - điểm đến hành hương hàng đầu Nam bộ
Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen còn sở hữu nhiều công trình và sự kiện kỷ lục.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
"Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam" tối ngày 8-6 vừa qua tại núi Bà Đen
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
Đại ngàn vẫy gọi
Mặc cho đường sá xa xôi, những điểm du lịch trên dãy Trường Sơn vẫn đủ sức hút nhiều người tạm rời bỏ phố thị để tìm về, hòa mình vào không gian xanh của đại ngàn.
1. Biết chúng tôi có ý định sẽ trú tại khu vực bãi bồi dưới chân cầu A Sáp (xã Hồng Thượng, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) bằng lều cá nhân nhưng Hồ Văn Líp vẫn hết sức nhiệt tình. "Các anh thoải mái cắm trại, vui chơi… Chỗ chúng em có những món ẩm thực truyền thống, khi cần các anh có thể gọi món. Lúc rời đi, chỉ cần gửi em chút tiền để gọi là phí vệ sinh môi trường là được", chàng trai Pa Kôh 25 tuổi cười tươi.
1. Biết chúng tôi có ý định sẽ trú tại khu vực bãi bồi dưới chân cầu A Sáp (xã Hồng Thượng, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) bằng lều cá nhân nhưng Hồ Văn Líp vẫn hết sức nhiệt tình. "Các anh thoải mái cắm trại, vui chơi… Chỗ chúng em có những món ẩm thực truyền thống, khi cần các anh có thể gọi món. Lúc rời đi, chỉ cần gửi em chút tiền để gọi là phí vệ sinh môi trường là được", chàng trai Pa Kôh 25 tuổi cười tươi.
Độc đáo những món đồ uống 'đặc sệt' chất Quảng Bình
Từ loài cây gai mọc trên đồi cát cằn cỗi cho đến loại quả gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, một phụ nữ ở Quảng Bình đã sáng tạo những món đồ uống với hương vị vừa lạ vừa quen, đậm chất quê.
Trà giải nhiệt từ loài cây gai
Nếu có dịp đặt chân đến Quảng Bình, bên cạnh thưởng thức những món ăn đặc sản như bánh lọc, khoai deo, cháo canh..., du khách nhớ tìm để thưởng thức một đồ uống độc lạ được làm từ loại cây gai mọc trên đồi cát khô cằn: trà xương rồng.
Trà giải nhiệt từ loài cây gai
Nếu có dịp đặt chân đến Quảng Bình, bên cạnh thưởng thức những món ăn đặc sản như bánh lọc, khoai deo, cháo canh..., du khách nhớ tìm để thưởng thức một đồ uống độc lạ được làm từ loại cây gai mọc trên đồi cát khô cằn: trà xương rồng.
26 thg 6, 2024
Ngã Bảy - thành phố trẻ đang vươn lên thành trung tâm đô thị, du lịch
Là đô thị trẻ chỉ cách thành phố Cần Thơ và thành phố Sóc Trăng khoảng 30 km, Ngã Bảy đang trở thành một trong những thành phố phát triển năng động với nhiều dự án đã và đang triển khai.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hoàng Xuyên - chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy - cho biết:
Dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình suy giảm về kinh tế toàn cầu với đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng, nhưng kinh tế - xã hội của thành phố vẫn có bước tăng trưởng khá: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 113,44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 127,32%; phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể đạt 620% và thu ngân sách nhà nước đạt 102,97% so với kế hoạch.
Ông Lê Hoàng Xuyên - chủ tịch TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hoàng Xuyên - chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy - cho biết:
Dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình suy giảm về kinh tế toàn cầu với đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng, nhưng kinh tế - xã hội của thành phố vẫn có bước tăng trưởng khá: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 113,44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 127,32%; phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể đạt 620% và thu ngân sách nhà nước đạt 102,97% so với kế hoạch.
Bánh lá rau mơ, món ăn dân dã miền quê!
Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.
Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.
Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.
Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.
Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)