12 thg 12, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lộc Lâm

Năm nay mùa Noel đến cũng là lúc kỷ niệm 325 năm thành lập Biên Hòa - Đồng Nai. Nhân dịp này chợt nhớ đến 15 năm trước, lúc kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 kiến trúc ấn tượng nhất Đồng Nai, đối tượng bình chọn là người dân. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008.

Điều thú vị là công trình kiến trúc đạt số phiếu bình chọn cao nhất là một công trinh kiến trúc công giáo: nhà thờ giáo xứ Lộc Lâm. Vì lý do tế nhị, ban tổ chức không công bố thứ hạng các kiến trúc ấn tượng nhất mà chỉ công bố danh sách 10 công trình kiến trúc xếp theo thứ tự ABC.

Dưới đây là thuyết minh của ban tổ chức về kiến trúc ấn tượng nhất Đồng Nai: Nhà thờ giáo xứ Lộc Lâm.

Giáo xứ Lộc Lâm

Địa chỉ: 7/37 khu phố 5, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa.
Thời gian khởi công: năm 2001.
Thời gian hoàn thành: năm 2005.

Nhà thờ giáo xứ Lộc Lâm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 15/12/2015

Hồn tranh trên lá thốt nốt

Nhiều người biết về cây thốt nốt – biểu tượng đặc trưng cho vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Bằng chất liệu từ những chiếc lá non của cây thốt nốt, Nghệ nhân ưu tú Võ Văn Tạng (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn), nguyên Giám đốc Agribank Thoại Sơn đã “phù phép”, tạo ra dòng tranh lá thốt nốt “có một không hai”…


Hơn 20 năm trước, ông Tạng nảy ra ý tưởng vẽ tranh trên lá thốt nốt trong một lần thẩm định cho vay vốn dự án làm quạt bằng lá thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật

Đền Vua Hồ hay còn gọi là đền thờ Hồ Hưng Dật nằm trên đồi Thượng Đột, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, được khởi dựng vào năm 1403 để thờ vị tổ đầu tiên của dòng họ Hồ Việt Nam: Trạng nguyên Hồ Hưng Dật. Tại đền, trong quá trình trùng tu, người dân phát hiện nhiều cổ vật quý giá.

Sử xưa chép rằng: Hồ Hưng Dật vốn người Triết Giang, đậu Trạng nguyên thời Hậu Hán, được cử sang làm Thái thú Diễn Châu (nay thuộc 3 huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu). Ông là người có nhiều đóng góp cho mảnh đất này nên khi mất, được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Ông cũng chính là người hình thành nên một dòng họ trâm anh thế phiệt ở Việt Nam. 

Toàn cảnh đền Vua Hồ. Ảnh: Thùy Lâm

Độc đáo cây sáo 7 khúc của người Khơ Mú

Với 7 ống nứa dài ngắn khác nhau, những nghệ nhân người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An tạo ra chiếc sáo độc đáo với âm thanh lạ tai, có tên gọi là pí tơm.

Ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong được biết đến là người chơi pí tơm hay nhất xã và cũng khá hiếm hoi trong cộng đồng Khơ Mú ở mạn Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Tên gọi của nhạc cụ có nghĩa là cây sáo dùng đệm cho “tơm” - một điệu dân ca của người Khơ Mú. "Tơm" trong tiếng Khơ Mú cũng có nghĩa là "hát". Nhạc cụ này cũng có thể gọi là sáo tơm. 

Năm nay 71 tuổi, ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng (Quế Phong - Nghệ An) đã chơi sáo tơm khoảng 30 năm. Ảnh: Hữu Vi

11 thg 12, 2023

Mộ cổ của danh thần

Rất nhiều người dân Biên Hòa biết đến Đức Ông Trần Thượng Xuyên - nếu là người gốc Hoa thì gần như 100% đều biết - vì ông là danh tướng người Hoa có công lớn trong việc khai mở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, và vì đình Tân Lân, ngôi miếu thờ ông, nằm sát ngay chợ Biên Hòa, đối diện bờ sông, nơi nhiều người lui tới.

Trái ngược với nơi thờ Đức Ông, nơi yên nghỉ của ông nơi đâu thì chẳng mấy người biết, kể cả những bô lão sống ở Biên Hòa cả đời cũng nhiều người nói: Tui sống ở đây suốt cả đời đâu bao giờ nghe nói tới mộ của Đức Ông?

Cổng vào khu cổ mộ Đức Ông Trần Thượng Xuyên. Tháng 8/2023

Độc đáo chợ phiên Nga My

Chợ phiên Nga My (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Chợ phiên Nga My được tổ chức tại bản Bay, xã Nga My, huyện vùng cao Tương Dương. Chợ cách trung tâm xã Nga My khoảng 1 km, họp mỗi tháng 1 lần vào Chủ nhật cuối cùng của tháng. Đến với chợ phiên vùng cao, du khách được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao. Ảnh: Đình Tuân

Khám phá vẻ đẹp du lịch cộng đồng bản Yên Hòa (Kỳ Sơn)


Bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn là một điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về văn hóa và thiên nhiên.

Giới trẻ rủ nhau 'check in' với tuồng cổ miễn phí và bao đẹp tại đây

Xuống phố mùa đông Hà Nội ở thời điểm hiện tại trời mới se se lạnh, rất hợp với một buổi chụp ảnh với áo dài. Một địa điểm đang được nhiều bạn trẻ 'để mắt' là không gian văn hóa 'check in' bao đẹp tại 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nếu bạn đang sống và làm việc tại Hà Nội hay đơn giản là trong một chuyến đi chơi, công tác đừng bỏ qua địa điểm này - trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội. Ở đây rất hay có những triển lãm hay ho về văn hóa để du khách gần xa có thể tìm hiểu về Hà Nội theo chiều dài lịch sử. Để chào mừng ngày di sản văn hóa Việt Nam năm nay, tại đây đã và đang tổ chức trưng bày sắp đặt nghệ thuật Tuồng cổ trên chất liệu mới sẽ kéo dài tới hết ngày 17.12.2023.

Du khách tương tác với một nhân vật diễn viên tuồng được vẽ trên một tấm nhựa trong suốt. MocNhi_Amazing

10 thg 12, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

 1.

Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

Thiên Lộc Đường và các nhà thuốc bắc ở Phú Nhuận

Trước năm 1975 riêng ở quận Phú Nhuận của thành phố Sài Gòn, giới chủ tiệm thuốc bắc làm ăn phồn thịnh, số tiệm mở ra khá nhiều mà vẫn có khách…

Vào những năm Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc giữa thập niên 30 thế kỷ trước, có một gia đình gồm đông y sĩ La Đinh cùng vợ, con trai là La Hiên di cư từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đến Sài Gòn. Lúc đó, khu Chợ Lớn tuy có đông đúc người Hoa nhưng ông La Đinh quyết định tìm về Phú Nhuận để sinh sống, trên con đường chính của vùng này là Louis Berland (năm 1952 đổi thành Võ Di Nguy, nay là đường Phan Đình Phùng).

Vài năm sau, năm 1942, tại tư gia ở số nhà 293, sau đổi thành 261 đường Louis Berland, ông La Đinh mở một nhà thuốc bắc hành nghề sở trường của ông, cũng là nghề chính của nhiều người Hẹ (Khách Gia). Nhà thuốc lấy tên Thiên Lộc Đường (hiện nay là tiệm sơn Thạnh Phát Jotun). Nhãn hiệu của Thiên Lộc Đường là “nhạo rượu” in trên nhãn giấy và trên bảng hiệu.

Đông y dược sĩ La Đinh, chủ nhân nhà thuốc Thiên Lộc Đường.