3 thg 10, 2023

Làng Gò Cỏ của không gian văn hóa Sa Huỳnh: Ngôi làng sống dậy nhờ di sản

Biến ngôi làng, câu hát dân ca, bờ đá, giếng nước... thành sản phẩm du lịch, người dân vùng "văn hóa Sa Huỳnh" đang sống dựa vào di sản. Với họ, đây là sinh kế ngàn năm, trăm đời.

Người dân làng Gò Cỏ đã biết tận dụng những ghềnh đá tuyệt đẹp quanh làng làm nơi cho du khách tham quan - Ảnh: DUY SINH

Khu vực quanh đầm An Khê (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) là không gian sinh sống của người Sa Huỳnh cổ từ 2.000 năm trước, tiếp nối bởi nền văn hóa Champa và Đại Việt đang thay da đổi thịt từng ngày.

Người dân sống được với du lịch, biết giữ gìn từng bờ đá, giếng cổ, đầm nước, núi đồi... như tài sản vô giá tiền nhân để lại.

Độc đáo cách làm rượu cần của người M'nông

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian, trong đó có nghề làm rượu cần truyền thống.

Theo quan niệm của người M'nông, rượu cần là thức uống thường sử dụng trong những dịp cúng tế thần linh, lễ, Tết hay dùng để tiếp đón khách quý. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng được nhiều bon làng người M'nông còn lưu giữ. Thế nhưng, nói đến cách thức làm rượu cần và để có được ché rượu cần ngon thì không phải ai cũng biết. Đây là một quá trình công phu, kỹ lưỡng nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong ẩm thực và đời sống của đồng bào.

2 thg 10, 2023

Đọt mây, lá bép – đặc sản núi rừng và món ăn thương nhớ của Đắk Nông

Ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ tỉnh Đắk Nông mang đậm dấu ấn của núi rừng. Đến đây, du khách nhất định phải thưởng thức qua các món ăn chế biến từ đọt mây, lá bép – sản vật núi rừng Đắk Nông…

Món quà thiên nhiên ban tặng

Sống gần gũi với thiên nhiên, từ bao đời nay, đồng bào DTTS tại chỗ M’nông, Mạ, Ê đê trên Cao nguyên M'nông-Đắk Nông đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm các loại nguyên liệu nấu ăn trên đồi núi hay rừng sâu. Từ các loại cây mọc hoang dại, đồng bào kết hợp chúng, chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, thơm ngon và không kém phần bổ dưỡng. Trong đó phải kể đến đọt mây và lá bép (lá nhíp).

Đọt mây và lá bép là sản vật quý báu của núi rừng. Đây là nguyên liệu dùng chế biến các món ăn dân dã, đậm đà. Đồng bào không chỉ sử dụng đọt mây và lá bép trong bữa ăn hàng ngày mà còn trân trọng làm lễ vật dâng cúng, thưởng thức trong ngày lễ, tết, hội truyền thống.

Đồng bào M'nông lên rừng lấy đọt mây

Độc đáo hội chọi dê ở Mù Cang Chải

Ngày 9/9, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức hội thi chọi dê năm 2023. Đây là 1 trong những hoạt động trong chuỗi các hoạt động Vui hội mùa vàng năm nay.

Hội thi năm nay có 50 "đấu sĩ" dê là những chú dê đực có tuổi đời từ 2 năm trở lên, to khỏe, dũng mãnh.

Hội thi chọi dê năm 2023 có sự tham gia của 50 “đấu sĩ” dê được lựa chọn từ khắp các bản, làng ở các xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Không chỉ mang đến cho khán giả những điều thú vị, Hội thi chọi dê còn là dịp để huyện Mù Cang Chải quảng bá những nét đẹp trong phong tục tập quán và truyền thống sản xuất, chăn nuôi của người vùng cao, khuyến khích nhân dân khai thác tiềm năng tự nhiên trong phát triển đàn gia súc, nâng cao thu nhập.

Ngôi nhà cổ độc nhất vô nhị, tổng thống muốn mua cũng không bán

Ông Nguyễn Đình Hoàn, chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Quảng cho biết: Ngôi nhà của mình đã ở bốn thế hệ, trước đây ông Ngô Đình Diệm đích thân đến mua nhưng gia đình không bán.

Ba lần mua không được

Tìm về làng cổ Lộc Yên, thôn 4, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước, Quảng Nam) hỏi nhà ông Nguyễn Đình Hoàn, chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Quảng. Ngôi nhà này được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị về kiến trúc, họa tiết.

Từ đầu làng một người dân bảo: “Các chú định mua nhà ạ! Vào ngắm thì được, chứ bỏ cả gánh vàng ông cũng không bán mô”. Người này nói tiếp: “Trong chế độ cũ, ông Ngô Đình Diệm đích thân đến mua nhà nhưng ba của ông Hoàn cũng không bán. Sau này lên tổng thống, ông Diệm nhiều lần nhờ người mua nhưng cũng không được”.

1 thg 10, 2023

Biển người dự đại lễ của đạo Cao Đài

Hàng trăm nghìn người từ khắp các tỉnh thành đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu), tối Rằm tháng 8.

Tối 29/9 (15 tháng 8 Âm lịch), tín đồ đạo Cao Đài, người dân các địa phương đổ về Tòa thánh Tây Ninh dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023. Đây là một trong hai đại lễ quan trọng trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng) của đạo Cao Đài. Lễ rước nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trước đó, các tín đồ đã dự lễ cúng Tiểu đàn, cúng Đàn Phật Mẫu lúc 0h và 12h.

Đại lễ này có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng 8, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.

Đúng 18h30, đoàn rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương đi qua Báo Ân từ (đền thờ Phật Mẫu) trước sự chứng kiến của các tín đồ, người dân và du khách thập phương. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm

Mùa ruốc ở biển Phan Thiết

Tháng Giêng, ruốc (tép biển) từ ngoài khơi đi theo đàn vào gần bờ Phan Thiết, ngư dân địa phương ra đánh bắt, mỗi người hơn 100 kg một ngày.

Mấy hôm nay, vào buổi sáng, biển Phan Thiết sóng êm. Khu vực từ bãi đá Ông Địa đến vịnh Mũi Né, ruốc vào dày. Ông Trần Văn Thanh, 59 tuổi (ở phường Hàm Tiến) cùng anh em ngư dân làng chài Rạng đi đánh ruốc. Thức dậy lúc 5h, sau khi ăn sáng, uống trà, họ kéo nhau ra biển cách Mũi Né 3 km, bắt đầu hành nghề. Ruốc liên tục được ngư dân đưa vào bãi, rũ lưới, bỏ vào giỏ bán.

Ông Trần Văn Thanh (bên phải) cùng đồng nghiệp đưa ruốc vào bờ Rạng. Ảnh: Việt Quốc

Săn cá dỗi biển Phan Thiết

Cá dỗi vào gần bờ, ngư dân Phan Thiết dùng lưới ra vây đánh, mang về ăn hoặc bán tại bến với giá 80.000-100.000 đồng một kg.

Cuối tháng 9, biển Phan Thiết sóng êm, nhiều đàn cá dỗi bơi vào những vũng cát thoai thoải gần bờ kiếm ăn. Vào lúc sáng sớm khi ánh mặt trời le lói qua hàng dừa trước xóm chài, ông Trương Quang Tân, 60 tuổi, ở phường Hàm Tiến, cùng bạn mang lưới đi từ xóm Rạng ngược ra phía Mũi Né đánh bắt cá.

Ông Trường Quang Tân (bên trái) cùng bạn chài cùng mớ cá dỗi vừa đánh được. Ảnh: Việt Quốc

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Lễ hội Mừng lúa mới (Mạ Mạ Mê) của người Khơ Mú được tổ chức để tạ ơn ông, bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng mới bội thu và cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.

29 thg 9, 2023

Thiên Cẩu - linh vật truyền thống trong Tết Trung thu Hội An

Là linh vật truyền thống của Hội An trong dịp Tết Trung thu, Thiên Cẩu có vẻ ngoài hung dữ hơn lân và cách múa dựa theo các thế võ.

Vào dịp Tết Trung thu, trên đường phố nhiều tỉnh thành đều có những màn múa lân sư rồng hoành tráng và đẹp mắt. Nhưng cho đến trước nửa cuối thế kỷ XX, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử. Người dân phố Hội chỉ quen thuộc với múa Thiên Cẩu, theo trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam.

"Thiên Cẩu hay chó nhà trời là linh vật truyền thống của Hội An", anh Nguyễn Hưng (50 tuổi), nghệ nhân có hơn 30 năm kinh nghiệm làm Thiên Cẩu ở Hội An cho biết. Thiên Cẩu có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng nuốt, nhả mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam.

Thiên Cẩu có vẻ ngoài hung dữ hơn lân với chiếc sừng to trên đỉnh đầu, cong về phía trước, giữa trán là gương trừ tà, có mang, mắt cá, mày gai, mũi to và bành. "Thiên Cẩu trông già và trầm hơn lân, hàm chúi xuống thấp giống tư thế chồm tới còn hàm lân có dáng ngước lên cao", anh Hưng nói.

Thiên cẩu do anh Hưng chế tác, đặt tại triển lãm ảnh Thiên cẩu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quảng Hải trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An, chiều 27/9. Ảnh: Nguyễn Đông