2 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An

Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.


Tên Lực Điền được lấy theo tên của giáo xứ tiền thân, là xứ Lực Điền thuộc giáo phận Thái Bình, tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, giáo xứ Lực Điền còn được hình thành từ 3 giáo họ, giáo xứ khác cũng đếu từ giáo phận Thái Bình.

Thú vui bắt cua đồng

Mùa này, trên những cánh đồng ruộng lúa đã thu hoạch xong, chỉ còn trơ gốc rạ, hứng trọn những cơn mưa liên tiếp trút xuống. Nước ngập làm lũ cua bò ra khỏi hang để kiếm ăn và nơi trú ngụ mới. Người dân được dịp hồ hởi rủ nhau ra đồng bắt cua. Cảnh nhộn nhịp gợi lại thú vui dân dã mà nhiều người vẫn thường hoài niệm.


Sau vụ thu hoạch, bên cạnh trò “dí cù”, thì bắt cua cũng vui không kém. Thấy nhóm người thoăn thoát di chuyển bắt cua như chơi, cứ vài bước chân là “lụm” 1 con bỏ vào thùng… ai nấy trên bờ cũng bị “cuốn” theo, chăm chú quan sát.

Đậm đà vị cá linh non

Những ngày này, dạo quanh chợ quê ở An Giang, đã bắt đầu thấy cá linh non được bày bán. Món ngon dân dã đầu mùa lũ này bao giờ cũng khiến người ta phải nhớ, bởi hương vị đậm đà qua bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị trong gian bếp.


Theo con nước phù sa, cá linh non góp mặt ở chợ quê buổi sớm. Nói là chợ sớm, bởi người ta phải tranh thủ gom cá để vào túi, chạy máy ô-xy trong quá trình di chuyển đi các chợ khi đất trời còn tranh tối, tranh sáng.

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Tọa lạc tại thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đây chính là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận được nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng (23/11/1922 - 23/11/2022).

Gian thờ chính cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Đặc sắc trang sức của nền Văn hóa Sa Huỳnh

Tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đang lưu giữ hàng trăm hiện vật là trang sức nghìn năm tuổi thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh. Những cổ vật này luôn có sức hút với du khách bởi giá trị thẩm mỹ còn nguyên giá trị theo thời gian.

Dù niên đại đã tính đến hàng nghìn năm, song nền Văn hóa Sa Huỳnh (VHSH) chỉ mới được phát hiện vào năm 1909 bởi nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet khi ông tìm thấy khoảng 200 chiếc mộ chum bên đầm An Khê (TX.Đức Phổ). Đây là lần đầu tiên nền văn hóa từng phát triển rực rỡ trên dải đất miền Trung được phát lộ. Kể từ đó, những di tích, hiện vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh tiếp tục được nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dày công tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu.

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của VHSH với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu. Qua các cuộc khảo cổ và hiện vật khai quật được, diện mạo của VHSH, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa ngày càng rõ nét.

Các trang sức cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

Cung đường mây bay

Quốc lộ 24 kết nối Quảng Ngãi với Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên. Đây không chỉ là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thương, mà còn là cung đường trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch, nhất là đối với các phượt thủ khi được đắm mình trong biển mây trên đèo Viôlắc.

Săn mây trên đèo Viôlắc

Vào mùa hè và mùa xuân, nhiều du khách đã đến cung đường đèo Viôlắc trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (Kon Tum), để trải nghiệm cảm giác săn mây thú vị. Mùa này, vào buổi chiều ở miền núi có mưa dông, vậy nên vào sáng sớm có rất nhiều mây. Theo các bạn trẻ, thời điểm săn mây thú vị nhất là tầm 5 - 6 giờ sáng. Quang cảnh núi non tuyệt đẹp với bạt ngàn mây bao phủ, như thể cảnh đẹp của thiên đường mây ở Tà Xùa (Sơn La) vậy.

Cảnh đẹp trên đèo Viôlắc. Ảnh: ĐOÀN VƯƠNG QUỐC

1 thg 9, 2023

Nhà thờ ở Lạc An

Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).

Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:

Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Hà Lạc - Làng quê miền sông nước

Làng Bác Vọng được thành lập khá sớm, từ thế kỷ XVI là một trong 53 làng, xã của huyện Đan Điền. Về sau phát triển thành Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây (xã Quảng Phú), từ đó di cư phát triển thêm hai ấp mới miền sông nước là Hà Đồ (xã Quảng Phước) và Hà Lạc (xã Quảng Lợi), thành kết cấu “Đông, Tây, Đồ, Lạc” từ cuối thế kỷ XIX. Hai ấp mới miền sông nước Tam Giang là Hà Đồ và Hà Lạc ra đời nhờ vào công lao to lớn của Bà Tơ, người họ Trần, được xác định qua các sắc phong của triều Nguyễn phong tặng. Bà buôn bán tơ lụa, hay biết dệt vải, đan lưới, sống cùng gia đình làm nghề chài lưới trên phá Tam Giang.

Sông nước Tam Giang

Anh hùng Trương Định sống mãi cùng dân tộc

Cách đây 159 năm (ngày 20/8/1864), Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết đầy khí phách. Ông là người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi, một nhà yêu nước, vị thủ lĩnh xuất sắc trong phong trào đấu tranh chống Pháp tại vùng đất Gò Công (Tiền Giang) nói riêng và đất nước nói chung vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Tấm gương ngời sáng

Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi). Năm 1844, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và lập nghiệp ở Gò Công (Tiền Giang). Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó quản cơ, rồi Quản Cơ, tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.

Năm 1862, nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp. Ngày 20/8/1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng.

Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Trương Định.

Mùa khai thác vẹm ở Lý Sơn

Mùa hè, nhiều người dân ở huyện Lý Sơn thường xuyên ra các gành đá san hô để tìm vẹm (còn gọi là hàu son) bắt bán. Nhờ bắt được loại nhuyễn thể bé xíu này mà người dân có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.