Khí hậu vùng núi A Lưới mát mẻ quanh năm, có nhiều con suối, thác nước đẹp. Khi đến với H.A Lưới, du khách không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là thác nước A Nôr có 3 tầng liên hoàn cùng với dòng nước mát lạnh quanh năm.
9 thg 8, 2023
Chiêm ngưỡng thác nước 3 tầng giữa đại ngàn Trường Sơn
Nép mình giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ lâu, thác nước A Nôr đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nơi vùng cao A Lưới, Thừa Thiên-Huế.
Khí hậu vùng núi A Lưới mát mẻ quanh năm, có nhiều con suối, thác nước đẹp. Khi đến với H.A Lưới, du khách không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là thác nước A Nôr có 3 tầng liên hoàn cùng với dòng nước mát lạnh quanh năm.
Khí hậu vùng núi A Lưới mát mẻ quanh năm, có nhiều con suối, thác nước đẹp. Khi đến với H.A Lưới, du khách không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là thác nước A Nôr có 3 tầng liên hoàn cùng với dòng nước mát lạnh quanh năm.
8 thg 8, 2023
Tưng bừng lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Lào Cai
Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí được tái hiện với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn đông đảo du khách và nhân dân tham gia.
Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.
Tết tháng Bảy - “Khu Cù Tê”, hay còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí (lễ hội Khu Cù Tê). Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.
Tết tháng Bảy - “Khu Cù Tê”, hay còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí (lễ hội Khu Cù Tê). Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Tiệm kem ở xứ lạnh
Vào một tối mù sương, ta trong vai một thám tử tàng hình bám theo một đôi tình nhân Đà Lạt đang thời hò hẹn. Ta thấy họ khoác tay nhau dạo bước đến một quán chè, sinh tố hoặc tiệm kem trước khi vào rạp Ngọc Hiệp để xem một cuốn phim tâm lý tình cảm.
Trật tự ấy thoạt đầu sẽ ít nhiều khiến ta ngạc nhiên. Nhưng nếu ta là cư dân ở đây lâu năm, ắt sẽ hiểu rằng họ đã đủ ấm để cần thêm một chút khoái cảm giá buốt được thêm vào từ những ly kem hay những ly chè ngọt phủ nước đá xay dưới những mái quán nhỏ của khu phố mang vẻ đẹp mộc mạc mà huê tình.
Trật tự ấy thoạt đầu sẽ ít nhiều khiến ta ngạc nhiên. Nhưng nếu ta là cư dân ở đây lâu năm, ắt sẽ hiểu rằng họ đã đủ ấm để cần thêm một chút khoái cảm giá buốt được thêm vào từ những ly kem hay những ly chè ngọt phủ nước đá xay dưới những mái quán nhỏ của khu phố mang vẻ đẹp mộc mạc mà huê tình.
Đặc sản Khánh Hòa có gì ngon ngoài nem nướng, yến sào?
Ngoài nem nướng, yến sào, khi tới du lịch Khánh Hòa, du khách không nên bỏ qua những món như bún cá sứa, bánh tráng xoài, xôi cá cơm kho.
Yến sào
Yến sào là một sản vật quý giá từ thiên nhiên, được mệnh danh "Đệ nhất bát trân ngự thiện". Các vua nhà Nguyễn đã xem yến sào là tài nguyên quốc gia.
Yến sào Khánh Hòa được khai thác trực tiếp từ các đảo yến thiên nhiên trong vùng biển Khánh Hòa do phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Germani tạo nên. Phân loài này cho tổ chất lượng cao hàng đầu thế giới, tạo nên loại đặc sản giá trị mang đậm bản sắc quê hương Khánh Hòa.
Yến sào
Yến sào là một sản vật quý giá từ thiên nhiên, được mệnh danh "Đệ nhất bát trân ngự thiện". Các vua nhà Nguyễn đã xem yến sào là tài nguyên quốc gia.
Yến sào Khánh Hòa được khai thác trực tiếp từ các đảo yến thiên nhiên trong vùng biển Khánh Hòa do phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Germani tạo nên. Phân loài này cho tổ chất lượng cao hàng đầu thế giới, tạo nên loại đặc sản giá trị mang đậm bản sắc quê hương Khánh Hòa.
Ghé làng nghề 200 tuổi, khách tự tay tráng bánh, làm đặc sản nức tiếng Cần Thơ
Không chỉ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành địa điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách khi đến xứ Tây Đô.
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này.
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia, 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết.
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này.
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia, 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết.
Ngôi chùa ở Nam Định gần ngàn năm tuổi, nơi có 'báu vật' nặng 9 tấn giữa lòng hồ
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, chùa Cổ Lễ là quần thể kiến trúc phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Nằm trên khu đất rộng hơn 10 mẫu Bắc Bộ tại huyện Trực Ninh (Nam Định), chùa Cổ Lễ hiện lên yên bình, trầm mặc giữa những khu nhà ở cao tầng, hiện đại. Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi với những bức tường rêu phong bạc màu ấy đã âm thầm chứng kiến biết bao đổi thay của thời đại; lưu giữ trong mình sự trôi chảy của thời gian, của lịch sử và cả những giá trị văn hoá không thể đong đếm được.
Nằm trên khu đất rộng hơn 10 mẫu Bắc Bộ tại huyện Trực Ninh (Nam Định), chùa Cổ Lễ hiện lên yên bình, trầm mặc giữa những khu nhà ở cao tầng, hiện đại. Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi với những bức tường rêu phong bạc màu ấy đã âm thầm chứng kiến biết bao đổi thay của thời đại; lưu giữ trong mình sự trôi chảy của thời gian, của lịch sử và cả những giá trị văn hoá không thể đong đếm được.
7 thg 8, 2023
Tường thành cổ bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn
Tường thành cổ ở vùng biển xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) những năm gần đây đã trở thành điểm khám phá thú vị đối với du khách.
Bờ thành cổ dưới biển Quy Nhơn, mỗi tháng nhô lên khỏi mặt nước vài lần
Vùng biển gần bờ xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) tồn tại một bờ thành cổ chìm trong lòng biển. Di tích này nhô lên khỏi mặt nước mỗi tháng vài lần khi thủy triều rút sâu.
Tiệm cà phê nằm lưng chừng núi, khách vừa uống trà vừa săn mây ở Tam Đảo
Nằm trên một ngọn đồi cao ở Hồ Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tiệm cà phê mới mở nhanh chóng trở thành điểm check-in được nhiều tín đồ ưa xê dịch yêu thích và tìm tới để trải nghiệm săn mây, ngắm hoàng hôn,…
Ếch nướng kiểu Campuchia mập ú, thơm lừng ở An Giang
Ếch nướng kiểu Campuchia là món đặc sản dân dã ở huyện Tri Tôn, An Giang. Nhờ cách chế biến tỉ mỉ, món ăn này tạo nên hương vị hấp dẫn, trở thành đặc sản được nhiều du khách yêu thích khi du lịch 'vùng đất bảy núi'.
Nhắc đến đặc sản ở "vùng đất bảy núi" (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), người ta thường nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như gà đốt, đu đủ đâm, cơm bò nướng… Tuy nhiên, ở vùng đất này còn có món ăn không kém phần hấp dẫn, được đông đảo thực khách yêu thích. Đó là món ếch nướng kiểu Campuchia.
Khoảng tầm 4h chiều, hàng loạt bếp than nướng ếch dọc tuyến đường tỉnh lộ 948 hướng về huyện Tri Tôn nghi ngút khói, mùi ếch nướng thơm lừng xộc thẳng vào mũi khiến du khách đi ngang không thể không dừng chân.
Chị Thảo, chủ một quán ếch nướng tại đây cho biết, món ăn này bắt nguồn từ người Khmer và được chế biến theo hương vị Campuchia.
Về cách chế biến, sau khi ếch sau khi được sơ chế để ráo nước, phần chân ếch được bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn đều với nhiều loại gia vị như lá chúc (cùng họ với lá chanh), nghệ, sả tạo mùi hương rồi nhồi vào bụng ếch, sau đó được đưa vào kẹp tre mang đi nướng trên bếp than.
Khi nướng, ếch sẽ được quết lên nước sốt đặc biệt để tạo hương vị thơm ngon, đậm đà màu vàng ươm hấp dẫn vô cùng đặc trưng.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này chính là nước chấm được làm từ me non dầm gừng tỏi. Sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị trong phần sốt chấm khiến cho người thưởng thức không thể cưỡng lại được hương vị độc đáo của món ăn.
Một phần ếch nướng sẽ bao gồm có xiên ếch cùng với nước sốt với giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một xiên thịt ếch nướng mập ú. Thực khách có thể tùy ý mua về đồ ăn vặt hoặc ăn kèm cơm đều ngon.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (26 tuổi, ngụ Cần Thơ) cho biết chị và gia đình đều 'mê tít' món đặc sản này. Đến An Giang lần nào chị cũng ghé Tri Tôn thưởng thức ếch nướng, lần nào cũng thấy ngon. Cuối tuần, vừa đi du ngoạn cảnh non xanh, vừa được thưởng thức các món ăn ngon vùng sơn cước là một trải nghiệm tuyệt vời.
Nhắc đến đặc sản ở "vùng đất bảy núi" (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), người ta thường nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như gà đốt, đu đủ đâm, cơm bò nướng… Tuy nhiên, ở vùng đất này còn có món ăn không kém phần hấp dẫn, được đông đảo thực khách yêu thích. Đó là món ếch nướng kiểu Campuchia.
Khoảng tầm 4h chiều, hàng loạt bếp than nướng ếch dọc tuyến đường tỉnh lộ 948 hướng về huyện Tri Tôn nghi ngút khói, mùi ếch nướng thơm lừng xộc thẳng vào mũi khiến du khách đi ngang không thể không dừng chân.
Chị Thảo, chủ một quán ếch nướng tại đây cho biết, món ăn này bắt nguồn từ người Khmer và được chế biến theo hương vị Campuchia.
Những con ếch sau khi làm sạch được nhồi nhân vào bụng trông mập ú. Ảnh: Trần Tuyên
Về cách chế biến, sau khi ếch sau khi được sơ chế để ráo nước, phần chân ếch được bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn đều với nhiều loại gia vị như lá chúc (cùng họ với lá chanh), nghệ, sả tạo mùi hương rồi nhồi vào bụng ếch, sau đó được đưa vào kẹp tre mang đi nướng trên bếp than.
Khi nướng, ếch sẽ được quết lên nước sốt đặc biệt để tạo hương vị thơm ngon, đậm đà màu vàng ươm hấp dẫn vô cùng đặc trưng.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này chính là nước chấm được làm từ me non dầm gừng tỏi. Sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị trong phần sốt chấm khiến cho người thưởng thức không thể cưỡng lại được hương vị độc đáo của món ăn.
Một phần ếch nướng sẽ bao gồm có xiên ếch cùng với nước sốt với giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng cho một xiên thịt ếch nướng mập ú. Thực khách có thể tùy ý mua về đồ ăn vặt hoặc ăn kèm cơm đều ngon.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (26 tuổi, ngụ Cần Thơ) cho biết chị và gia đình đều 'mê tít' món đặc sản này. Đến An Giang lần nào chị cũng ghé Tri Tôn thưởng thức ếch nướng, lần nào cũng thấy ngon. Cuối tuần, vừa đi du ngoạn cảnh non xanh, vừa được thưởng thức các món ăn ngon vùng sơn cước là một trải nghiệm tuyệt vời.
Trần Tuyên
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)