17 thg 3, 2023

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ

Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.

Các cổ vật về nền văn hóa Óc Eo được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh

16 thg 3, 2023

Chinh phục đỉnh Tà Xùa bằng cung trekking 12 km

Lên đỉnh Tà Xùa cao 2.865 m bằng con đường trekking, vượt các "sống lưng khủng long" đem đến nhiều trải nghiệm cho người mê chinh phục.


Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, tiếp giáp với tỉnh Yên Bái. Từ khi con đường nối hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên được khai thông, cung phượt Tà Xùa ngày càng dần trở thành điểm đến yêu thích của nhiều phượt thủ.

Đỉnh Tà Xùa có độ cao 2.865 m so với mực nước biển, nằm trong top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nhiều người chọn cung trekking từ hướng Trạm Tấu để có nhiều trải nghiệm hơn con đường từ phía Sơn La, nơi xe ôtô có thể lên được tận nơi. Hành trình chinh phục đỉnh núi cả hai chiều là 25,2 km.

Quán cà phê trong căn nhà hơn 100 tuổi ở Hà Giang

Cà phê Phố Cổ vốn là một căn nhà của người Tày xây dựng từ đầu thế kỷ 20, đến nay vẫn giữ hầu như nguyên vẹn.

Quán cà phê Phố Cổ nằm ở góc chợ cổ ngay trung tâm Đồng Văn, là căn nhà có tuổi đời hơn 100 năm, dựa vào lưng núi.

Chuối nếp nướng vào top món tráng miệng ngon nhất thế giới

Chuối nếp nướng là một trong 9 cái tên được CNN nhắc đến trong danh sách "Những món tráng miệng ngon nhất thế giới".

"Món ăn giòn, nóng hổi và thơm, ngon nhất khi thưởng thức cùng nước cốt dừa, đậu phộng rang. Đây là thứ nhất định phải thử khi đến Việt Nam", báo Mỹ giới thiệu.

Chuối nếp nướng là món ăn vặt dân dã ở miền Tây, ngày nay có thể tìm thấy tại nhiều tỉnh thành cả nước. Chuối sứ lột vỏ rửa qua nước muối loãng rồi ướp với 2-3 thìa canh đường, 1/4 thìa cà phê muối trong 30 phút. Gạo nếp trộn nước cốt dừa sau khi đồ chín dàn mỏng ra, đặt chuối lên trên, cuộn tròn rồi quấn trong lá chuối sau đó nướng. Khi lá chuối cháy xém, vỏ xôi giòn vàng, dậy mùi thơm là được.

Chuối nếp nướng là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Mr True

10 thg 3, 2023

Chuyện về đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Đền Long Động (xã Nam Tân, Nam Sách) thờ 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt là: Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Đền Long Động nhìn từ trên cao

Nơi đây đã được tu bổ khang trang, xứng tầm di tích cấp quốc gia. Từ ngày 28.2-2.3, lễ hội đền Long Động lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp huyện.

Về thăm Gia Miêu Ngoại trang

Gia Miêu Ngoại trang là một ngôi làng cổ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Nơi đây vẫn còn các di tích về đất phát tích của triều Nguyễn như lăng Trường Nguyên, miếu Triệu Tường và đình làng Gia Miêu.

Vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Từ thời nhà Nguyễn đã gọi Gia Miêu là đất Quý hương, gọi huyện Tống Sơn là Quý huyện. Đây cũng chính là nơi phát tích của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, bố Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam.

Nghè cổ hơn 400 tuổi ở xứ Thanh

Trải qua hơn 400 năm, Nghè Nguyệt Viên nơi thờ Thành hoàng làng và các vị Tiến sĩ của làng khoa bảng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ nét kiến trúc cổ kính, độc đáo.

Nghè Nguyệt Viên xưa thuộc làng Nguyệt Viên, xã Từ Minh, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa.

Chuyện về mộ ba ông Tướng họ Lý dưới chân núi Tùng

Theo thần tích về tiểu sử, sự nghiệp của ba ông tướng họ Lý cho biết: Ở thôn Bồ Điền, huyện Thuần Lộc, phủ Hà Trung có gia đình lớn họ Lý (chồng tên Phục, vợ tên Đào Thị Vĩ) là cặp vợ chồng có hiểu biết, hiếu đễ giữ nếp nhà nhưng mãi đến 40 tuổi mà hai vợ chồng vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai vợ chồng nhặt được một bé trai mang về nuôi, đặt tên Công Thành. Hai vợ chồng càng chăm làm điều thiện, tu nhân tích đức, sau một thời gian mang thai, đến ngày 17 tháng 8 năm Bính Ngọ, người vợ sinh đôi đều là con trai, tướng mạo khác thường. Ông bà đặt tên người anh là Công Mỹ, người em là Công Hoằng.

Nhân dân và du khách đến dâng hương tại Khu mộ ba ông tướng họ Lý dưới chân núi Tùng, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc).

9 thg 3, 2023

Bài tụng ca về phở

Anh Mai Việt Hùng đưa tui tới ăn phở tại một tiệm mà anh gọi là Phở Thơ, ngoài lý do đây là một tiệm phở ngon còn có một lý do khác: giữa quán có một tấm bảng thiệt lớn, đăng nguyên bài thơ ca ngợi phở của nhà thơ nổi tiếng Tú Mỡ

'Ghềnh đá đĩa' triệu năm của Tây Nguyên

Bãi đá hàng triệu năm xếp chồng lên nhau ở huyện Chư Sê có thể khiến du khách liên tưởng tới ghềnh đá đĩa nổi tiếng ở Phú Yên.

Bãi đá cổ làng Đôn Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang nằm dưới chân đập nhà máy thủy điện H'Chan, trên sông Ayun, giáp ranh xã Bar Măih, huyện Chư Sê. Bãi đá cách trung tâm TP Pleiku khoảng 45 km, có đường bê tông đi đến, nhưng nhiều đoạn dốc, quanh co.