10 thg 7, 2022

Chợ Việt xưa nay: Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có.

Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền.

Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ.

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…

Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn)

8 thg 7, 2022

Về trung du, ghé chợ Việt An - ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam).

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, tỉnh Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Không rêu phong dưới mái đình Thị, cây đa già cũng thôi tỏa bóng từ nhiều năm, nhưng không vì thế mà phôi phai đi quá vãng của một thời, với ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Chợ Việt An. Ảnh: VÕ TRƯỜNG

Chợ “chạy” miền rừng miệt biển: Cái nghề… vi vu, tự do, tự tại

Gập ghềnh nắng mưa mua bán đủ mặt hàng giữa hai miền ngược xuôi. Kiếm miếng cơm nuôi con bằng nghề chợ "chạy" chẳng dễ dàng. Họ lại thấy cái nghề… vi vu, tự do, tự tại.

Tranh thủ bữa mưa, mới có dịp ngồi cà kê với ông Thoang. Ông áp sáu mươi, một vợ, bốn con. Vùng quê Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên) của ông vốn nổi tiếng làm lúa, ăn thịt chuột, đi Nam bán vé số.

"Tui làm chợ "chạy" hơn hai chục năm nay", ông Thoang hồn hậu.

Chợ "chạy" của ông là: Dậy từ 3 giờ sáng, xuống phố Tuy Hòa lấy hàng chở ngược lên miền núi bán dạo, rồi mua hàng xuống miệt xuôi bán lại. Chuyến lên của ông thường là đồ biển (cá, tôm, mực… cả tươi lẫn khô), gia vị, các loại mắm, vài thứ rau, đồ tạp hóa. Ông cười: "Nói chung, chở đủ thứ lên núi. Cung ứng tận tay theo yêu cầu mà! Như mùa khai giảng, bà con cần mua cho con sách, vở, bút, tẩy, khăn quàng đỏ, áo quần,… thì có luôn. Chạy xe máy nên tui chỉ không cung ứng được… tủ lạnh mà thôi! Mà nghề này cũng phải học từng bước mới rành rẽ được…".

Xe tải nhỏ lưu động bán dừa tươi tại Tây Hòa (Phú Yên). Ảnh: Đào Đức Tuấn

Chợ Việt xưa nay: Đi chợ các miền thập kỷ 90

Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Bắc Giang, 1992.

Từ Hà Giang - Cao Bằng - Điện Biên - Lào Cai - Lạng Sơn - Bắc Giang đến Hà Nội - Quảng Bình - Hội An - Phan Thiết - TP.HCM… những cảnh sắc chợ dân dã gắn chặt với đời sống người dân từ vùng hẻo lánh đến vùng ven đô thị qua góc ảnh chắt lọc, bình dị, mỗi khuôn hình của Dương Minh Long gợi mở những không gian ký ức… Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Chợ Việt xưa nay: Chợ ở Việt Nam

Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau...

Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.

Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...

7 thg 7, 2022

Dạo một vòng khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định, thưởng thức đủ mọi loại đặc sản chỉ với 50 nghìn

Chỉ cần cầm trên tay 50k thôi, bạn đã có thể ăn ti tỉ món, từ món ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng ở chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định. Nghe thì hơi khó tin nhưng lại có thật đấy.

Chợ Ngọc Sơn - khu chợ rẻ bậc nhất Việt Nam tại Bình Định

Chợ Ngọc Sơn nằm tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, không chỉ là nơi hội tụ nhiều món ngon, mà khu chợ này còn bán với mức giá siêu rẻ, chỉ cần 50 nghìn là đủ để ăn hết các món, từ ăn nhẹ, ăn no đến tráng miệng. Thậm chí là uống thêm được vài ly nước. Chính vì vậy, dù dọn hàng rất sớm, từ 5h30 sáng nhưng chợ chỉ bán trong 2 - 3 tiếng là hết sạch.

Khi nghe đến đặc sản của Bình Định, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến bánh xèo tôm nhảy. Thế nhưng, ngoài món này ra thì nơi đây còn có thêm bánh xèo vỏ ăn lạ miệng và ngon không kém. Đây cũng là món ăn nhẹ rất đỗi quen thuộc với người dân địa phương, nhưng khách du lịch thì lại ít ai biết đến.

Đặc sản "lạ" chỉ có ở Huế, khách tự mua nguyên liệu, giá "rẻ bèo"

Thay vì được phục vụ đầy đủ tại chỗ, thực khách muốn thưởng thức đặc sản này phải tự tìm mua nguyên liệu tươi ngon rồi thuê các cô bán hàng trong chợ chế biến giúp với tiền công chỉ vài nghìn đồng.

Nhắc đến ẩm thực Huế, người ta sẽ nhớ ngay những cái tên như bún bò Huế, nem lụi, bún thịt nướng, các loại chè và bánh,… Tuy nhiên ở vùng đất cố đô còn có một đặc sản dân dã, dù không nổi tiếng bằng nhưng đủ làm nên tên tuổi cho cả một ngôi làng. Đó chính là món bánh khoái cá kình của làng Chuồn.

Theo người dân địa phương, bánh khoái cá kình là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lâu dần, bánh khoái cá kình trở thành đặc sản dân dã của bà con vùng đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) thuộc hệ thống phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km. 

Đến Đầm Chuồn, du khách có thể trải nghiệm ngắm bình minh, nghe những người lái thuyền chia sẻ về cách đánh bắt hải sản, chèo SUP hay thưởng thức bánh khoái cá kình,... (Ảnh: Vũ Bảo Khánh).

Vẻ đẹp Tây Ninh qua góc nhìn Flycam

Bộ ảnh flycam "Ngắm Tây Ninh trên những tầng trời" của Hải An đang gây sốt với dân xê dịch. Tây Ninh trong ống kính của anh hiện lên đẹp rực rỡ với bạt ngàn thiên nhiên, xanh mướt và hùng vĩ.

Trải nghiệm vườn dừa xanh mướt nổi tiếng ở Cần Thơ

Đến Cần Thơ vào mùa hè, du khách có thể tận hưởng không khí quê nhà yên ả, mộc mạc tại vườn dừa Tân Lộc.

Vườn dừa Tân Lộc tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá.

Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn đường sông. Dù đi đường bộ khá đơn giản, chinh phục đất mũi Cà Mau bằng đường sông sẽ giúp du khách có được cảm nhận trọn vẹn nhất.

Những cây cầu, hình ảnh quen thuộc trên tuyến đường sông tới mũi Cà Mau.