2 thg 7, 2022

Lâm viên cảnh Ea Kao - Viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao

Hồ Ea Kao, (thuộc xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) là điểm đến quen thuộc không chỉ với người dân trong tỉnh, mà còn hấp dẫn du khách gần xa đến tham quan, tận hưởng vẻ đẹp thanh bình, mát lành…

Giữa hồ Ea Kao - lâm viên Ea Kao - như một bán đảo thu nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Lâm viên Ea Kao là viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao.

Dạo bước trong lâm viên Ea Kao, với những con đường rợp bóng cây xanh, cùng mặt nước xanh biếc in nền trời xanh thẳm… du khách sẽ trút bỏ những lo toan, tất bật của cuộc sống hối hả.

Giữa hồ Ea Kao, lâm viên Ea Kao như một viên ngọc xanh ẩn mình chờ khám phá.

Lần đầu tiên hoa mai anh đào nở rộ ở Bảo tàng Đắk Lắk

Những ngày này, trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, một số cây mai anh đào lần đầu tiên đã nở rộ sau 10 năm được trồng tại đây.

Cây mai anh đào thuộc họ rosaceae, tên tiếng Anh là Prunus cerasoides, là một loài thực vật thuộc cây ôn đới, phân bố ở Đông Á và phía bắc Nam Á ở độ cao trên 1000 m. Loài cây này phát triển ở các khu rừng ôn đới, cận nhiệt đới ở độ cao từ 1.200 - 2.400 m, những nơi có khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, loài cây này phổ biến chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

Ông Phạm Ngọc Anh, Phó trưởng Phòng Sưu tầm và Trưng bày, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong khuôn viên Bảo tàng trồng khoảng 10 cây mai anh đào, được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6/2012. Đây là lần đầu tiên một số cây mai anh đào đã nở rộ hoa, có thể do ảnh hưởng của thời tiết se lạnh trong thời gian tháng 3 và nửa đầu tháng 4 vừa qua. Hoa mai anh đào chỉ nở trong thời gian gần 1 tháng rồi tàn.

Những cây mai anh đào trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk lần đầu tiên nở hoa sau 10 năm trồng.

Toàn cảnh đấu trường giữa voi và hổ độc nhất Việt Nam

Được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, Hổ Quyền là nơi diễn ra các trận tử chiến giữa voi và hổ. Đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Hổ Quyền tọa lạc gần đồi Long Thọ (phường Thủy Biều, TP Huế). Đấu trường được xây dựng vào năm Canh Dần (1830) để tổ chức những trận đấu giữa voi và hổ cho nhà vua, quan lại và dân chúng thưởng lãm. Đây cũng là nơi huấn luyện những con voi thiện chiến phục vụ vào mục đích quân sự.

Cắm trại trốn nóng ở Thái Nguyên

Cách Hà Nội khoảng 80 km, khu vực thác Ngao - Thái Nguyên là một trong những điểm cắm trại mới hút khách.


Thác Đát Ngao, hay còn gọi tắt là thác Ngao, là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dòng thác nằm sát chân dãy núi Tam Đảo, cách thị trấn Đại Từ khoảng 18 km. Đường vào thác Ngao khá dễ đi, chỉ cách trung tâm Hà Nội gần 2 giờ lái xe.

Món bún 'ngứa lưỡi' của người Hà Nội

Là món nhẹ nhàng được đánh giá dễ ăn, song nhiều thực khách không thích bún dọc mùng vì thấy "ngứa lưỡi".

Dọc mùng giòn sần sật, thịt lợn thái mỏng và chân giò vàng màu nghệ... là những gì du khách có thể hình dung về một bát bún dọc mùng. Món ăn còn được gọi là bún bung, bún mọc... đặc biệt được ưa chuộng và bán nhiều tại Hà Nội.

Đây là món ăn có cách chế biến đơn giản, nhẹ nhàng, song để giữ độ trong của nước dùng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Vì được xem là món thanh mát nên một bát bún dọc mùng ngon thì nước phải giữ được độ trong, có chăng là chỉ thêm chút ánh vàng từ nghệ. Xương ninh sôi thì phải mở vung, giảm lửa, hớt ngay váng bọt. Nếu bát bún có nước đục thì rất khó để gợi cảm giác thèm ăn vào mùa hè, khi thực khách tìm một đồ ăn thanh mát, nhẹ nhàng từ cả màu sắc đến thành phần.

Bát bún dọc mùng thanh mát, nước trong, chỉ vàng màu nghệ. Ảnh: Trung Nghĩa

30 thg 6, 2022

Ngon ngọt chẹ giâm của người Giẻ Triêng

Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.

Ở thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), từ 3 giờ sáng đã có những ngôi nhà sáng đèn. Mọi người dậy sớm lụi hụi chuẩn bị việc bếp núc, ăn uống để ra ruộng rẫy. Cũng như mọi người, già làng Brôl Vẻ hối hả, tất bật chuẩn bị “chiêu đãi” tôi món chẹ giâm khi tôi đến với làng.

Đi trên con đường nội thôn hướng về phía chợ, già Brôl Vẻ bật mí: Mình đi sớm mới kiếm được nguyên liệu tốt, như thế lúc nấu mới cho ra món ăn thật ngon. Một trong những nguyên liệu chính làm nên món chẹ giâm, chính là xương, có thể là xương bò, xương trâu, xương heo… Tuy nhiên, để món ăn ngon và không bị pha tạp vị, người nấu chỉ nên dùng xương của một loại động vật để chế biến. Thông thường người ta sẽ chọn phần xương đùi và sườn.

Lễ Kỳ yên đình Bà và tế điện dinh Ông

Không rõ là quyền lực của Lệnh ông Chúa Tàu và Thất vị nương nương, hay lòng tín ngưỡng thuần hậu của người dân An Thạnh mà những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ấy vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Và chắc chắn sẽ còn mãi mãi cho các thế hệ mai sau của làng quê An Thạnh.

Bàu nước trước dinh Ông.

Rằm tháng hai (âm lịch) An Thạnh có lễ Kỳ yên ở đình Bà, một tháng sau là tế điện dinh Ông. Hai lễ hội này có quan hệ mật thiết, bởi hai ngôi thờ tự nhưng chỉ có chung 1 ban cúng tế, gọi là Ban cúng tế dinh Ông đình Bà xã An Thạnh.

29 thg 6, 2022

Cận cảnh những báu vật vô giá từ xác tàu cổ ở Việt Nam

Trong những thập niên qua, nhiều xác tàu cổ có niên đại hàng thế kỷ chứa lượng cổ vật khổng lồ đã được phát hiện tại các vùng biển khác nhau của Việt Nam...

Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, khai quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm chuyên đề ở Hà Nội.

Cận cảnh thạp gốm “hổ gặm đuôi ngựa” cực độc thời Trần

Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp gốm muốn truyền tải.

Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

28 thg 6, 2022

Tây Ninh: “Thủ phủ” của ẩm thực chay

Từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.

Bà Điệp chế biến món ăn.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài; cũng có nhiều người theo đạo Phật, ước lượng có hơn 50% người dân địa phương ăn chay kỳ hay chay trường. Đó là chưa nói đến hàng triệu khách hành hương hằng năm đến du lãm, chiêm bái ở vùng đất này và thưởng thức ẩm thực chay. Những ngày lễ hội của đạo Cao Đài như lễ Vía Đức Chí Tôn hay Hội yến Diêu Trì cung là những ngày lễ hội ăn chay hoành tráng với hàng ngàn, hàng vạn du khách thưởng thức những bữa ăn chay ở Toà thánh Tây Ninh.