Người dân ở xã Phổ Cường (TX. Đức Phổ) quê tôi vẫn thường làm món bún xào lòng heo đậm đà hương vị. Món ăn dân dã này thường hiện diện trong bữa ăn gia đình vào buổi sáng vì lòng heo vừa xẻ nên xào với bún rất thơm ngon. Chợ làng nhộn nhịp từ sớm tinh mơ, những người phụ nữ chân quê đi chợ mua cá, thịt, rau xanh... mang về chế biến món ăn trước khi ra đồng. Nhiều người ghé mua ít lòng heo, rồi mua cân bún trắng tinh sắp trên tấm lá chuối xanh mướt, rồi trở về nhà nấu bữa sáng cho chồng con với gương mặt rạng ngời niềm vui.
26 thg 3, 2022
Bún xào lòng heo
Bún xào lòng heo là món ăn dân dã nhưng là món khoái khẩu của nhiều người. Bún xào lòng heo ăn cùng bánh tráng nướng giòn thì ngon tuyệt!
Người dân ở xã Phổ Cường (TX. Đức Phổ) quê tôi vẫn thường làm món bún xào lòng heo đậm đà hương vị. Món ăn dân dã này thường hiện diện trong bữa ăn gia đình vào buổi sáng vì lòng heo vừa xẻ nên xào với bún rất thơm ngon. Chợ làng nhộn nhịp từ sớm tinh mơ, những người phụ nữ chân quê đi chợ mua cá, thịt, rau xanh... mang về chế biến món ăn trước khi ra đồng. Nhiều người ghé mua ít lòng heo, rồi mua cân bún trắng tinh sắp trên tấm lá chuối xanh mướt, rồi trở về nhà nấu bữa sáng cho chồng con với gương mặt rạng ngời niềm vui.
Người dân ở xã Phổ Cường (TX. Đức Phổ) quê tôi vẫn thường làm món bún xào lòng heo đậm đà hương vị. Món ăn dân dã này thường hiện diện trong bữa ăn gia đình vào buổi sáng vì lòng heo vừa xẻ nên xào với bún rất thơm ngon. Chợ làng nhộn nhịp từ sớm tinh mơ, những người phụ nữ chân quê đi chợ mua cá, thịt, rau xanh... mang về chế biến món ăn trước khi ra đồng. Nhiều người ghé mua ít lòng heo, rồi mua cân bún trắng tinh sắp trên tấm lá chuối xanh mướt, rồi trở về nhà nấu bữa sáng cho chồng con với gương mặt rạng ngời niềm vui.
Thác Y Hai - điểm đến hấp dẫn
Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh.
Đường đến thác Y Hai
Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.
Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.
Đường đến thác Y Hai
Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.
Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.
Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo đình cổ Trung Cần
Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Đình Trung Cần được khởi dựng vào năm Tân Sửu (1781), do 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường chủ trì. Đình gồm 2 tòa thượng, hạ, tọa lạc trên dải đất cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phía Nam. Đình thờ Quận công Tống Tất Thắng - phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Cao Sơn Cao Các... Ảnh: Huy Thư
Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!
Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.
25 thg 3, 2022
Đường chùa
Trên quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, nếu để ý bạn sẽ thấy bên đường có rất nhiều chùa. Cụ thể hơn, đó là đoạn từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), và phía bên tay trái nhiều chùa hơn tay phải. Tui thường gọi đoạn đường này là đường chùa.
Ở phía Đồng Nai, ta kể sơ sơ cho chẵn chục đi nhé!
1 - 2. Chùa Phật Tích Tòng Lâm và chùa Bạch Liên:
Hai ngôi chùa này có liên quan mật thiết với nhau và ở cạnh nhau. Thật ra, 2 ngôi chùa này ở An Phước, Long Thành, tức là chưa tới nơi có các cụm chùa dày đặc mà tui muốn kể tới (Phước Thái, Long Thành) nhưng cũng ở Long Thành và trên đường đi nên kể luôn. Đây là 2 ngôi chùa rất đẹp, thu hút nhiều khách thập phương và Phật tử.
Những bảo vật quyền uy của vua và chúa Nguyễn
Trong số các Bảo vật Quốc gia thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì bộ vạc đồng, cửu đỉnh và cửu vị thần công được xem là những hiện vật bằng đồng có sự đồ sộ và tinh xảo hơn cả. Ba nhóm bảo vật này tượng trưng cho sức mạnh, tính nghiêm minh và sự trường tồn của các chúa và vua nhà Nguyễn.
1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.
Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.
1. Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc, có kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn và tính nghiêm minh của chính quyền Đàng Trong, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.
Những chiếc vạc này được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 17, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và muộn nhất là năm 1684. Trong đó đáng chú ý là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế là những chiếc to nhất, nặng nhất. Một chiếc ở trước nhà Tả Vu, đúc năm Thịnh Đức 8 (1660) và một chiếc ở trước nhà Hữu Vu, đúc năm Thịnh Đức thứ 10 (1662). Hai chiếc vạc này nặng khoảng 2500 cân ta (tương đương 1500kg); đường kính miệng 2,2m; đường kính trong lòng 1,83m, cao 1,05m.
Đền thờ Trần Hưng Đạo 90 năm tuổi ở Sài Gòn
Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, được xây dựng năm 1932, là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.
Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, sau đó còn được tu bổ nhiều lần.
Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".
Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".
Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất
Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.
24 thg 3, 2022
Chiêm bái cổ tự có “chuông Thần, giếng Phật” nơi xứ Quảng
Chùa Thiên Ấn được xây dựng cuối thế kỷ 17 trên ngọn núi cùng tên bên bờ sông Trà Khúc gắn với nhiều huyền thoại lịch sử của miền đất Quảng Ngãi giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.
Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ
Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".
Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. Ngôi đền được xem là “tứ linh” của xứ Nghệ đã ghi lại bao dấu ấn và sự kiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931...
Quang cảnh đền Bạch Mã.
Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. Ngôi đền được xem là “tứ linh” của xứ Nghệ đã ghi lại bao dấu ấn và sự kiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)