13 thg 7, 2021

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê

6 thg 7, 2021

Vàm Xáng là gì?

Câu ca dao "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền" dễ làm những người không phải dân Cần Thơ nghĩ rằng đây là 4 địa điểm khác nhau . Thiệt ra, đây là 4 địa danh nhưng chỉ có 2 địa điểm thôi. Bởi vì Ba Láng thuộc Cái Răng còn Vàm Xáng thuộc Phong Điền. Câu ca dao trên nếu diễn giải dài hơn một chút cho rõ nghĩa thì sẽ là "Cái Răng có Ba Láng, Vàm Xáng ở Phong Điền".

Cái Răng là quận nội đô, Phong Điền là huyện ven đô của thành phố Cần Thơ.

Ba Láng là phường thuộc quận Cái Răng, phía Tây của phường này giáp huyện Phong Điền.

Cổng chào phường Ba Láng, TP. Cần Thơ

Bình minh trên biển Sầm Sơn


Đến với biển Sầm Sơn nếu không khám phá khoảnh khắc bình minh ngày mới thì thật phí. Sầm Sơn buổi bình minh không chỉ như một bức tranh đẹp đến nao lòng mà còn là bầu không khí mát lành.

Lạ miệng đặc sản bún kèn Phú Quốc

Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang.

Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh những đặc sản nức tiếng, ở Phú Quốc còn có một món tuy ít được biết đến nhưng hương vị đủ khiến ai nấy xốn xang ngay từ lần đầu thưởng thức. Đó là món bún kèn. 

Tuy không được nhiều người biết đến nhưng bún kèn lại là đặc sản nức tiếng miền Tây (Ảnh: @thuxuvu).

Dấu tích 13 cửa Kinh thành Huế xưa

13 cửa thành ngày nay nơi còn nguyên hiện trạng, nơi bị chiến tranh phá hủy, nơi lại bỏ hoang.


Hiện nay Kinh thành Huế tổng cộng có 13 cửa thành, gồm 10 cửa đường bộ, 1 cửa phụ và 2 cửa đường thủy. Các cửa thành ban đầu đều được xây dựng từ thời vua Gia Long (phần mái vòm), đến thời vua Minh Mạng hoàn thiện vọng lâu phía trên. Qua thời gian, chiến tranh, có cửa vẫn nguyên hiện trạng, cửa bị sụp đổ đã phục dựng lại, cũng nhiều cửa bị lãng quên, bỏ hoang...

Ngoài chức năng chính là lớp bảo vệ ngoài cùng của Tử Cấm Thành, Hoàng Thành - nơi sống và làm việc của vua và triều đình - những chiếc cửa thành còn là cửa ngõ đi lại, thông thương của dân cư sinh sống bên trong khu Thành Nội, là nhân chứng sống của lịch sử, đời sống Kinh thành Huế suốt hơn 200 năm qua.

Cửa Ngăn (hình) còn gọi là Thể Nhân Môn, vốn là một trong hai cửa dành cho vua và hoàng gia ra vào Kinh thành. Mỗi lần như vậy triều đình lại cho quân lính ra chặn đường trước mặt kinh thành, ngăn không cho ai qua lại, nên có tên gọi cửa Ngăn. Nhân dân hay gọi đây là cửa Ngăn Dưới. Cửa Ngăn hiện nay nằm bên trái Kỳ Đài, trên con đường một chiều cùng tên cắt đường Lê Duẩn và đường 23/8.

Vượt sông Long Đại và thác Tam Lu ở Quảng Bình

Ngồi trên thuyền của một tay lái cừ khôi, bạn sẽ thấy như đang bay trên những cột sóng trắng xóa giữa núi rừng.


Travel blogger Vinh Gấu, tên thật là Lê Viết Vinh, vừa chia sẻ về chuyến hành trình đến sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình hồi đầu tháng 5. Dù chuyến đi có phần bộc phát nhưng anh vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị.

5 thg 7, 2021

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

 


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Dân Cần Thơ chắc ai cũng biết câu ca dao đó, nhưng mà nhứt trí với nhau về ý nghĩa câu ca dao thì chắc là không. Điểm gây tranh cãi chính là ý nghĩa của 2 câu sau, nó có vẻ mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống của người dân Nam bộ:

Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Bức tranh vùng quê Hậu Giang

Qua ống kính của thầy giáo đam mê nhiếp ảnh Lê Tuấn Anh người xem được biết tới một bức tranh quê Hậu Giang thật yên bình, mộc mạc.


Lê Tuấn Anh (1996), quê tại Hậu Giang, hiện là giáo viên tại Cần Thơ. Bộ ảnh dưới đây là một kỷ niệm đáng nhớ của Tuấn Anh trong những chuyến lang thang sáng tác ảnh về cảnh sắc và nhịp sống con người nơi thôn quê Hậu Giang.

Trong lần về xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, Tuấn Anh ghi lại không khí quây quần ấm áp của một gia đình khi ăn bánh nướng trước hiên nhà dịp Tết nguyên đán. Bức ảnh “Hơi ấm mùa xuân”, đạt giải khuyến khích tại cuộc thi ảnh tỉnh Hậu Giang 2019 và được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2019.

Món ngon từ vịt nổi tiếng khắp ba miền

Miền Bắc có vịt nướng Vân Đình tẩm ướp vừa miệng, nướng vàng thơm lừng. Miền Nam nổi tiếng với vịt nấu chao đậm đà nhúng lẩu cùng rau sống.

Vịt nướng Vân Đình là món ăn nổi tiếng gắn với địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vịt cỏ phải chọn con béo vừa, chắc thịt, khi nướng chín thịt tuy mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy. Món vịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, có màu vàng cánh gián, dậy mùi thơm của gừng, sả chấm cùng nước chấm pha vừa miệng đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn thực khách. Ảnh: Ngoisao

Canh rau sam nấu tôm

Sau những đợt nắng nóng của ngày hè, trời đổ mưa, rau sam mọc khá nhiều trên đất vườn nhà. Người dân quê thường hay nhặt rau nấu với tôm sông. Vị chua của rau hòa quyện với vị ngọt của tôm tạo thành món ăn dân dã đã đi vào tiềm thức của bao người. Đây cũng là món ăn giải nhiệt, thanh mát trong những ngày hè oi bức.

Không cần phân bón, thuốc trừ sâu, rau sam ở quê có sức sống mạnh mẽ, vào mùa hè, cứ sau những đợt mưa dông là rau vươn lên nhanh xanh tốt. Ngày đó, nhà ai có mảnh vườn rộng là không cần đến chợ mua rau. Sáng chiều, những người mẹ, người chị hái ram sam chế biến thành nhiều món để gia đình giải nhiệt trong bữa cơm ngày hè. Nào là rau sam luộc chấm mắm nêm, canh rau sam nấu với rau tập tàng, xào tỏi, nấu với thịt heo băm... nhưng bọn trẻ chúng tôi thích nhất vẫn là món canh rau sam nấu với tôm sông.

Canh rau sam giải nhiệt ngày hè. Ảnh: A.N