9 thg 6, 2021

Kỳ thú chim muông trên đỉnh Bạch Mã

Bốn nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên săn ảnh các loài thú quý hiếm trong Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế và ở Quảng Nam.


Cách TP Huế khoảng 60 km, du khách đi theo Quốc lộ 1A về phía nam tại thị trấn Phú Lộc, tại km số 3 theo biển chỉ dẫn là đến Vườn quốc gia Bạch Mã. Bạn cần liên hệ Ban quản lý vườn trước để được hướng dẫn chi tiết đối với loại hình du lịch sinh thái ngắm chim, muông thú. Ngoài ra, vườn quốc gia vẫn phục vụ các tour đi bộ, đạp xe, cắm trại trong rừng...

Từ cổng lên tới đỉnh Bạch Mã theo đường chính có chiều dài khoảng 20 km, gặp nhiều cảnh quan hòa quyện của núi rừng, suối thác và mây trời. Trekking tới km 17 (ảnh), qua những cánh rừng quanh đường mòn là tới Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên Bạch Mã ở độ cao 1.450 m.

Lũy Thầy và tài năng thiên bẩm của nhà quân sự Đào Duy Từ

Lũy Trường Dục do Đào Duy Từ thiết kế đã phát huy xuất sắc vai trò phòng ngự trong lịch sử cuộc phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn. Để ghi ơn Đào Duy Từ như một người thầy lớn, dân gian gọi lũy Trường Dục đơn giản là lũy Thầy...

Đào Duy Từ (1572 – 1634) là một gương mặt danh nhân xuất chúng trong sử Việt. Được coi là một thiên tài quân sự, ông đã viết bộ sách quân sự “Hổ trướng khu cơ” và cũng là người thiết kế lũy Trường Dục hay lũy Thầy, một công trình quân sự nổi tiếng trong sử sách. Ảnh: Di tích lũy Trường Dục ở Đồng Hới, Quảng Bình.

Tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất vương quốc Chăm Pa

Bức tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào 2013 dựa trên tiêu chí đây là hiện vật gốc, độc bản, hình thức độc đáo của vương quốc Chăm Pa...

Được bảo quản và trưng bày Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) Hoài Nhơn được coi là một trong những hiện vật bằng đồng hoàn mỹ nhất từng được biết đến của vương quốc Chăm Pa.

5 thg 6, 2021

Mùa hoa muồng ở cố đô Huế

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, ngoài hoa phượng, bằng lăng và điệp, cố đô Huế còn được tô điểm bởi sắc vàng, hồng của hoa muồng.


Đầu mùa hè là thời điểm Huế trở nên rực rỡ nhất với vô vàn loài hoa khoe sắc: từ hoa sen, hoa phượng, bằng lăng, điệp vàng... Trong đó có hoa muồng, gây chú ý bởi sắc hoa đặc biệt, có cả màu vàng và hồng khá lạ mắt.

Muồng hoàng yến được trồng rải rác khắp các tuyến phố. Nhưng đẹp nhất hiện nay là những hàng cây chạy dọc tuyến đường Kim Long, hướng về chùa Thiên Mụ.

Phở chua Hà Giang

Tại Hà Giang có một món phở với nước dùng đặc biệt làm từ loại dấm thật chua, hòa với đường, bột sắn.

Nhắc đến ẩm thực ở cao nguyên đá Hà Giang, du khách thường nhắc đến những món ăn như thắng cố, mèn mén, cháo ấu tẩu, rượu ngô, chè Shan Tuyết… Không nhiều người biết đến món phở chua cũng nổi tiếng không kém tại đây.

Phở chua được du nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… từ sau đời Mãn Thanh (Trung Quốc) cách đây khoảng hơn 300 năm. Trong tiếng Hoa, phở chua được gọi là "Lường pàn", có nghĩa là "Phở mát". Và vì là phở mát nên món ăn này chỉ ưa dùng vào mùa hè. 

Các nguyên liệu trong tô phở chua.

Thắm sắc hoa đào Cát Tiên

Muồng hoa đào có tên khoa học là Cassia Javanica, thuộc họ đậu (Fabaceae). Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á, ở Việt Nam thì phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ... Tại Đồng Nai, loài hoa này mọc nhiều ở Vườn quốc gia Cát Tiên (H.Tân Phú) nên người dân ở đây vẫn quen gọi là hoa đào Cát Tiên.

Khu vực có nhiều hoa đào Cát Tiên nở rộ nhất chỉ cách văn phòng trung tâm của Vườn quốc gia Cát Tiên khoảng 5km

Ông Bùi Quốc Vỵ, một hướng dẫn viên kỳ cựu ở Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, chưa có năm nào, muồng hoa đào nở rộ và rực rỡ như mùa hoa năm nay. Ở Cát Tiên, hoa đào bắt đầu bung cánh khi rừng xuất hiện những cơn mưa đầu mùa vào cuối tháng 4 và nở rộ trong suốt tháng 5, kéo dài đến tháng 6.

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

Đường thủy ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống sông rạch, kênh đào tuy không bằng vài tỉnh khác như Bến Tre, Cà Mau… nhưng cũng rất chằng chịt, vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi nếu biết sử dụng đúng cách. Sông rạch thì do tự nhiên mà có, còn kênh thì phải nhân tạo, thông thường bằng cách đào, nếu không đào thủ công bằng sức người thì đào bằng máy.

Kênh được đào bằng máy chỉ có từ thời Pháp thuộc. Ở ĐBSCL, việc đào kênh bằng máy có 2 cách: “thổi” và “múc”. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. “Xà lan” hoặc “xáng” là từ phiên âm từ tiếng Pháp “chaland” - một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc…

Xáng múc

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.