Bánh vo là thức quà xuất hiện từ rất lâu đời ở khắp các vùng quê ở huyện Cẩm Xuyên. Món bánh được làm từ bột gạo trắng dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với nhiều người dân nơi đây. Gạo phải được ngâm từ đêm hôm trước rồi xay mịn, sau đó quấy liên tục để bột dẻo, quánh, mịn.
18 thg 9, 2019
Bánh vo - vị ngon khó quên của người Hà Tĩnh
Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh mà khi ra đi không nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch hay mực nhảy Vũng Áng. Người dân Cẩm Xuyên cũng vậy, dù có đi đâu xa, làm gì cũng nhớ mãi hương vị dân dã như chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ của món quà quê mang tên bánh vo.
Về Kỳ Anh coi chừng “nghiện” bánh đa chợ Cầu!
Bánh đa chợ Cầu ở xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã nức tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm làng nghề truyền thống. Kể cả những cụ cao niên cũng không ai nhớ rõ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ tỉ mẫn làm nên những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.
Được truyền nghề qua nhiều thế hệ, đến nay, ở Kỳ Châu còn có khoảng hơn 20 hộ duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làm nghề thường sử dụng gạo có độ dẻo ít (thường dùng gạo Khang Dân 18) để tráng bánh.
Về Cà Mau ăn mắm ong rừng
Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.
Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.
Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm
Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.
Tri Tôn mùa làm mắm cá chốt
Khi mùa nước nổi đầu nguồn miệt Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) vừa dứt, cũng là lúc mùa làm mắm cá chốt bắt đầu.
Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). Thấy dưới chân cầu có nhiều người đang ngồi làm cá chốt và cá chốt được thu mua, tập kết về đây với số lượng lớn nên ai cũng háo hức tới xem.
Cá chốt mới đánh bắt - Ảnh: N.T.Đăng
Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). Thấy dưới chân cầu có nhiều người đang ngồi làm cá chốt và cá chốt được thu mua, tập kết về đây với số lượng lớn nên ai cũng háo hức tới xem.
Bình dị mà rạng rỡ trên cánh đồng lúa Tà Pạ ở Tri Tôn
Tiếng nhạc từ các ngôi chùa Khmer vang ngân trong không gian, cánh đồng lúa Tà Pạ với những mảnh ghép xanh ngát và vàng ươm, những người phụ nữ cặm cùi làm đồng... là những hình ảnh đọng lại trong lòng du khách.
Cánh đồng Tà Pạ (Tri Tôn - An Giang) sau mùa thu hoạch còn trơ những gốc rạ vẫn thu hút với vẻ đẹp riêng.
Bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nước mưa để trồng lúa, đang mùa mưa nên dễ bắt gặp hình ảnh những người nông dân ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những người phụ nữ Khmer với đôi mắt sâu hút vừa nói cười rôm rả vừa cặm cụi nhổ từng thớ mạ, số ít không rành tiếng Việt nên khi tiếp xúc với du khách chỉ cười trừ, để lộ hai hàm răng trắng muốt.
Xe đạp trên đường đê tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho vùng đất này - Ảnh: NGUYỆT NHI
Cánh đồng Tà Pạ (Tri Tôn - An Giang) sau mùa thu hoạch còn trơ những gốc rạ vẫn thu hút với vẻ đẹp riêng.
Bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nước mưa để trồng lúa, đang mùa mưa nên dễ bắt gặp hình ảnh những người nông dân ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những người phụ nữ Khmer với đôi mắt sâu hút vừa nói cười rôm rả vừa cặm cụi nhổ từng thớ mạ, số ít không rành tiếng Việt nên khi tiếp xúc với du khách chỉ cười trừ, để lộ hai hàm răng trắng muốt.
11 thg 9, 2019
"Độc lạ" món gỏi cá mai ở Quy Nhơn
Đến Quy Nhơn, du khách không chỉ bị lạc lối bởi cảnh đẹp hút hồn mà còn bị hấp dẫn bởi những món ăn địa phương đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng, trong đó, món gỏi cá mai được đánh giá về độ "độc lạ".
Quy Nhơn là nơi có khung cảnh thiên nhiên hòa quyện giữa rừng núi hùng vĩ và biển cả bao la, tạo ra sự đan xen giữa các hệ sinh thái đa dạng, cung cấp sản vật vùng miền vô cùng phong phú, hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Đông Khuyết Đài - không gian văn hóa mới cho du khách khi đến Huế
Không gian văn hóa Đông Khuyết Đài - Đại nội Huế đã chính thức được khai trương và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sỹ Lê Thiết Cương.
Đông Khuyết Đài nằm ở hướng Đông, đường Đoàn Thị Điểm (phường Thuận Thành, TP. Huế). Đây là một trong bốn đài canh gác nằm giữa Hoàng thành Huế, được xây dựng từ thời vua Gia Long.
Đông Khuyết Đài nằm trong Quần thể Di tích Kinh thành Huế.
Đông Khuyết Đài nằm ở hướng Đông, đường Đoàn Thị Điểm (phường Thuận Thành, TP. Huế). Đây là một trong bốn đài canh gác nằm giữa Hoàng thành Huế, được xây dựng từ thời vua Gia Long.
Chiêm ngưỡng Ấn Hoàng đế vua Quang Trung
Với hàng ngàn tư liệu hiện vật gốc, hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú về một thời đại lừng lẫy, vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến trong lịch sử dân tộc.
Ấn Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Nằm ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; cũng là nơi phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung là nơi lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn.
10 thg 9, 2019
Nhà thờ Trà Cổ đang hồi xây dựng lại
Về đất mỏ Quảng Ninh, đi miền Đông, tới Móng Cái, tới Trà Cổ mà không ghé thăm nhà thờ Trà Cổ là một thiếu sót vô cùng lớn cho một chuyến viễn du.
Tháng 9, những ngày vào thu, nhà thờ Trà Cổ thêm lần nữa đang hồi xây dựng lại.
Lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Êđê
Lễ cúng cây nêu cầu an là một trong những sinh hoạt văn hoá, phản ánh đậm nét đời sống, tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk.
Trong đời sống của cộng đồng người Tây Nguyên nói chung và người Êđê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.
Trước buổi lễ, mọi người trong gia đình chuẩn bị cây nêu, trang trí rồi dựng lên giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Lễ vật dâng cúng gồm 3 chén cơm trắng, 3 món thịt lợn và 3 ché rượu cần, bày bên dưới cây nêu.
Sau tiếng chiêng báo các vị thần và tổ tiên về chứng giám, tiếng chiêng chào mời, đón khách đến dự lễ cũng đã dừng hẳn, lễ cúng được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.
Trong đời sống của cộng đồng người Tây Nguyên nói chung và người Êđê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.
Trước buổi lễ, mọi người trong gia đình chuẩn bị cây nêu, trang trí rồi dựng lên giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Lễ vật dâng cúng gồm 3 chén cơm trắng, 3 món thịt lợn và 3 ché rượu cần, bày bên dưới cây nêu.
Sau tiếng chiêng báo các vị thần và tổ tiên về chứng giám, tiếng chiêng chào mời, đón khách đến dự lễ cũng đã dừng hẳn, lễ cúng được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.
Cây nêu dựng giữa bãi đất trống trước nhà rông và được trang trí sặc sỡ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)