18 thg 1, 2019

Làng nhang nhuộm màu hồng ở Việt Nam lên báo Tây

Làng quê Quảng Phú Cầu có nghề làm nhang (hương) truyền thống, đang vào mùa nhộn nhịp chạy hàng trước Tết Nguyên đán.

Chân nhang ở Quảng Phú Cầu sau khi được nhuộm sẽ được đem đi phơi khô trước khi se bột nhang - Ảnh: AFP

Những tuần cận tết là mùa cao điểm bận rộn nhất của người dân ở Quảng Phú Cầu - ngoại ô Hà Nội - hãng thông tấn AFP của Pháp mô tả.

Dưới ánh nắng chiều, ngôi làng như được nhuộm thêm một màu hồng đậm từ màu những bó nhang lớn người dân đang phơi - một nghề mà nhiều người trong làng cảm thấy tự hào về lịch sử trăm năm.

“Một ngày làm ngư dân” đảo Quan Lạn: Một mẻ lưới, bắt nửa tạ cá

Sau nhiều tháng chuẩn bị, dưới sự hỗ trợ của JICA (Nhật Bản) cả về tài chính và đào tạo các kỹ năng, các ngư dân trên đảo du lịch Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa vào thử nghiệm tour “Một ngày làm ngư dân”, để chính thức phục vụ du khách từ tháng 4.2019. Trải nghiệm thú vị nhất đối với du khách có lẽ là những giờ bơi thuyền, thả lưới trên biển và về cùng vào bếp chế biến các món cá với ngư dân.

Chiến lợi phẩm trong tour du lịch "Một ngày làm ngư dân" trên đảo Quan Lạn 

Có một Đà Lạt quyến rũ bên rìa Đà Nẵng

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km, rừng thông Bồ Bồ (xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ ham mê khám phá bởi nét hoang sơ và có chút gì đó rất đỗi “Đà Lạt”.

Thậm chí nhiều gia đình cũng đến đây để chụp ảnh, picnic. Ảnh: Hạ Vĩ 

Giữ nghề đan tre

Cách thành phố Thanh Hóa về phía Đông Nam chừng 8 km đường chim bay và cách thị xã Sầm Sơn chưa đầy 30 phút xe gắn máy, quê tôi nằm giữa một bên là biển, một bên là quốc lộ 1A. Cùng với nghề làm ruộng, quê tôi được thừa hưởng nghề tre đan khá nổi tiếng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 


Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, quê tôi khá rộng, tên xã là Tán Thuật. Sau hòa bình (1954) xã Tán Thuật chia làm xã Quảng Đức và xã Quảng Phong. Tuy phân chia địa giới hành chính làm hai nhưng nghề tre đan thì gắn kết thành làng nghề theo đúng nghĩa của từ này. Xin liệt kê mấy nghề nổi tiếng: Đan thúng (mủng), rổ, rá, dần, sàng, nong, nia, dậm, lừ (lời), lồng bàn, dỏ đựng bình tích ủ chè xanh.

Một thoáng Côn Sơn

Ở xứ Đông (tỉnh Hải Dương) có núi Phượng Hoàng gắn liền với phần đời của nhà chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, sau khi ông rời chốn quan trường về quê vui vầy với cỏ cây mây nước. Đó là thắng tích Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh. 


Những ngày cuối năm, cảnh sắc Côn Sơn thật thanh bình và yên ả. Cánh rừng bạt ngàn thông reo vi vu trong gió, hoa cỏ ngát hương, chim chóc nô đùa... Chúng tôi lạc vào một không gian xanh biếc với núi rừng, hồ nước mênh mang và kiến trúc cổ kính, trầm mặc.

Xóm lồng chim Tân Biên

Có một xóm làm lồng chim ngay trong lòng thành phố Biên Hòa, người ta hay gọi cái tên gần gũi là “Xóm lồng chim”. Ở đây, cả xóm làm lồng chim. Từ trẻ con lên 10 cho đến những cụ ông, cụ bà gần 80 tuổi đều tham gia làm lồng chim. Sản phẩm lồng chim của xóm đã có mặt ở thị trường trong và nước ngoài, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Đó chính là xóm thuộc tổ 4, khu phố 10, phường Tân Biên, TP. Biên Hòa. 

An yên, thích thú ở “rừng thuốc” giữa Đồng Tháp Mười

Đã liên hệ trước nên khi đoàn khách chúng tôi (khoảng 30 người) vừa đến con đường nhựa phía ngoài đã có 2 chiếc tắc ráng chờ sẵn dưới mép kênh. Thế là chúng tôi được đón vào Khu bảo tồn đa dạng sinh học cây dược liệu Đồng Tháp Mười (ĐTM), xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An bằng đường thủy.

Vào khu bảo tồn bằng đường sông 

1. Từ cách thức, phương tiện đi vào như thế, được ngắm nhìn những vạt rừng tràm dài bạt ngàn, thân cây xù xì, dòng kênh tít tắp, hoa sen, hoa súng tỏa sắc, xa xa vang vọng tiếng chim rừng đã tạo cho chúng tôi sự thích thú. Nhất là với những du khách đến từ Bình Dương, Đắk Nông. Chuyến du lịch trải nghiệm hấp dẫn, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng sông nước ĐTM lại càng thêm ấn tượng.

Về Cần Đước thưởng thức khô cá dứa

Những ngày giáp tết, người dân xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An lại tất bật làm khô cá dứa chuẩn bị phục vụ thị trường.

Cá được bỏ vào buồng phơi 

Ngoài các loại bánh, mứt, Cần Đước còn nổi tiếng với món khô cá dứa một nắng. Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quý Phước (ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) - Lê Văn Nên chia sẻ về nghề làm khô cá dứa một nắng: “Lúc trước, vợ chồng tôi thu mua hải sản. 5 năm gần đây, nguồn hải sản giảm, lợi nhuận không cao nên tôi chuyển sang nghề làm khô cá dứa một nắng. Ban đầu cũng khó khăn lắm, nguồn cá tươi nhập về giá khá cao, công ty lại chưa tìm được thị trường ổn định nhưng tôi không chùn bước. Bây giờ ổn định rồi, khô do công ty làm ra được nhiều người biết đến, chúng tôi cũng ký được hợp đồng với các địa phương khác. Mới đây, sản phẩm của công ty được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op) ký hợp đồng đưa sản phẩm vào siêu thị”.

Chùa Linh Phú – điểm đến tâm linh lý tưởng

Chùa Linh Phú tọa lạc tại quốc lộ 20, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai. Là ngôi chùa đầu tiên tại huyện Tân Phú. Chùa được thành lập vào năm 1957 là một điểm đến tâm linh cho người dân.


Trong những năm đầu, chùa chỉ là một ngôi tịnh thất nhỏ đơn sơ với vách tre, mái lá để làm nơi tu học và lấy tên hiệu là Tu viện Thái Hư. Khi người dân từ các vùng, miền về đây lập nghiệp thường xuyên đến viếng lễ Phật nên ngôi tịnh thất trở thành chùa. Cảnh vật không còn cô tịch như xưa mà trở nên náo nhiệt. Qua nhiều lần trùng tu và thay đổi trụ trì, đến năm 1987, Tỉnh hội Phật giáo Ðồng Nai đã bổ nhiệm Ðại đức Thích Pháp Cần về trụ trì chùa. Kể từ đó, Phật giáo huyện Tân Phú sau thời gian im ắng đã hoạt động sôi nổi trở lại.

17 thg 1, 2019

Làng chiếu Cà Hom- Bến Bạ

Làng dệt chiếu Cà Hom- Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh mỗi năm cung cấp cho thị trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hàng trăm nghìn đôi chiếu có độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.

Chúng tôi theo chân anh bạn quê ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh về tham quan quá trình làm chiếu của làng nghề truyền thống Cà Hom- Bến Bạ nằm bên bờ sông Hậu. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi gặp khi tới đầu làng nghề là những người phụ nữ ngồi bên những khung dệt chiếu và miệt mài làm để có thể hoàn thành từ 1-2 chiếc có kích thước 1m-1,9m hoặc 1,6m-2m/ ngày. 

Cánh đồng cây lác ở Cà Hom - Bến Bạ để làm nguyên liệu dệt chiếu.