Chùa sở dĩ có tên là chùa Ông bởi vì chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (hay còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa bởi vì trước sân chùa có miếu thờ tượng một con ngựa (còn gọi là tượng xích thố).
12 thg 1, 2019
Chùa Ông (chùa Ông Ngựa)
Chùa Ông tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chùa Hội An
Chùa Hội An – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố mới Bình Dương.
Tên gọi của chùa Hội An mang ý nghĩa của sự quy tụ bao điều an lành của cuộc sống về một sự phát triển không ngừng của thành phố mới Bình Dương.
Chùa Niệm Phật
Chùa Niệm Phật tọa lạc ở số 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Là một trong những ngôi chùa đẹp nhưng ít được biết đến ở Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Hòa thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993.
Chùa tọa lạc trên một mảnh đất với diện tích 2 hecta, có quy mô lớn. Chùa nằm nép mình bên một nhánh sông với kiến trúc rất độc đáo. Đường vào chùa có thể đi bằng đường bộ trên con đường mòn ven sông hoặc đi bằng đường thủy.
Là một trong những ngôi chùa đẹp nhưng ít được biết đến ở Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Hòa thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993.
Chùa tọa lạc trên một mảnh đất với diện tích 2 hecta, có quy mô lớn. Chùa nằm nép mình bên một nhánh sông với kiến trúc rất độc đáo. Đường vào chùa có thể đi bằng đường bộ trên con đường mòn ven sông hoặc đi bằng đường thủy.
Chùa Niệm Phật nhìn từ xa
10 thg 1, 2019
Đèo Hải Vân – quyến rũ nhưng đầy thách thức
Ngày 8.1.2019, một xe khách chở 21 sinh viên khi đổ đèo Hải Vân đã lao xuống vực sâu khiến một nữ sinh thiệt mạng và 9 người bị thương nặng. Vụ tai nạn nghiêm trọng này một lần nữa đã dấy lên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên cung đường kỳ vĩ nhưng đầy thách thức này.
Làng nghề bánh đa Lộ Cương
Thăm làng nghề bánh đa Lộ Cương (phường Tứ Minh, TP. Hải Dương) vào bất cứ mùa nào trong năm, chúng ta đều gặp một màu vàng khắp con đường quanh co trong làng khung cảnh vô cùng đặc biệt của những phên bánh đa vừa ra lò còn nóng hổi.
May mắn chúng tôi có mặt tại làng nghề bánh đa Lộ Cương vào sáng sớm, cả một vùng rộng lớn ở đây được bao phủ bởi những mảng màu vàng, trắng, cùng nhiều màu sắc khác đan xen, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt, mang đậm truyền thống về một không gian làng nghề Việt. Khi mặt trời bắt đầu nhô ra tia nắng của một ngày mới còn le lói thì những phên bánh đa được các hộ dân làng nghề tráng xong đưa ra khỏi lò vẫn còn nghi ngút khói, bưng ra phơi trắng cả những con đường quanh co trong làng.
Nếu trời nắng to thì bánh đa chỉ phơi nắng khoảng 3 tiếng là được.
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An
Là một trong những nhà cổ đẹp nhất phố cổ Hội An, nhà cổ Phùng Hưng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách Á Đông thời bấy giờ, cụ thể là sự kết hợp giữa ba trường phái Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nằm ở số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, nhà cổ Phùng Hưng có tuổi đời hơn 100 năm, là một trong những mẫu nhà cổ đẹp nhất Hội An
Nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An
Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.
Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần
là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà
nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ
tộc của người Việt thời xưa.
Những làng nghề không nên bỏ lỡ khi về với Nghệ An
Không chỉ khám phá những thắng cảnh hùng vĩ, trải nghiệm du lịch cộng đồng, du khách đến với xứ Nghệ còn có thể chọn điểm đến là những làng nghề truyền thống lâu đời. Đến thăm làng nghề, khách du lịch vừa được tìm hiểu lịch sử, ngắm cảnh làng quê vừa được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng.
Làng nồi Trù Sơn (Đô Lương): Nằm cách thị trấn Đô Lương 20km về phía Đông Nam, làng Trù Sơn lâu nay vẫn nổi tiếng với nghề làm nồi đất nung. Không chỉ là một làng nghề, Trù Sơn còn là một địa danh du lịch có tiếng nhờ vẻ đẹp bình dị của một làng quê truyền thống. Ảnh: Hải Vương
Nghệ thuật tạo hình của người Cor
Cây nêu và bộ gu là hai đồ vật linh thiêng không thể thiếu trong lễ hội ăn trâu của đồng bào dân tộc Cor. Nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor khá độc đáo, khác lạ so với các dân tộc khác, thể hiện sự tinh túy trong nghệ thuật tạo hình dân gian ở khu vực Trường Sơn và vùng Tây Nguyên rộng lớn.
Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư (hiện là Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL) bảo rằng: “Càng đi sâu nghiên cứu càng bị cuốn hút bởi di sản văn hóa của dân tộc Cor, có rất nhiều điểm độc đáo, thú vị mà các dân tộc khác không hề có, tiêu biểu là cây nêu và bộ gu”.
Nét độc đáo từ cây nêu
Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư (hiện là Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL) bảo rằng: “Càng đi sâu nghiên cứu càng bị cuốn hút bởi di sản văn hóa của dân tộc Cor, có rất nhiều điểm độc đáo, thú vị mà các dân tộc khác không hề có, tiêu biểu là cây nêu và bộ gu”.
Nét độc đáo từ cây nêu
Tạo hình ở gốc cây nêu phướn. Bên cạnh là cây nêu phụ. Ảnh: Cao Văn
Đình Hòa Tú - Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
Đình Hòa Tú, thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.
Đường đến thăm Đình Hòa Tú thuận tiện cả đường thủy và đường bộ. Về đường thủy: từ thành phố Sóc Trăng đến bến đò Mỹ Xuyên đi khoảng 10km đến ngã ba Dù Tho, rẽ phải, đi 7km đến vàm Rạch Rò, rẽ trái, vô vàm Rạch Rò khoảng 6 km đến Đình Hòa Tú. Về đường bộ, có 2 hướng đi: hướng thứ nhất đi từ thành phố Sóc Trăng đến Tỉnh lộ 8 (Mỹ Xuyên), đi đến phà Dù Tho khoảng 6 km, qua phà đi khoảng 6 km đến ngã ba Hòa Thượng – Ngọc Đông, rẽ phải đi tiếp khoảng 11 km là đến Đình Hòa Tú; hướng thứ 2 là đi từ thành phố Sóc Trăng đến thị trấn Nhu Gia, qua khỏi thị trấn Nhu Gia khoảng 500 mét, có con đường rẽ trái, đi khoảng 3,5km đến phà Chàng Ré, qua phà đi tiếp (đường 940) khoảng 6km đến ngã ba Ngọc Đông - Hòa Phuông, rẽ trái đi tiếp 2km là tới đình Hòa Tú.
Đình Hòa Tú
Đường đến thăm Đình Hòa Tú thuận tiện cả đường thủy và đường bộ. Về đường thủy: từ thành phố Sóc Trăng đến bến đò Mỹ Xuyên đi khoảng 10km đến ngã ba Dù Tho, rẽ phải, đi 7km đến vàm Rạch Rò, rẽ trái, vô vàm Rạch Rò khoảng 6 km đến Đình Hòa Tú. Về đường bộ, có 2 hướng đi: hướng thứ nhất đi từ thành phố Sóc Trăng đến Tỉnh lộ 8 (Mỹ Xuyên), đi đến phà Dù Tho khoảng 6 km, qua phà đi khoảng 6 km đến ngã ba Hòa Thượng – Ngọc Đông, rẽ phải đi tiếp khoảng 11 km là đến Đình Hòa Tú; hướng thứ 2 là đi từ thành phố Sóc Trăng đến thị trấn Nhu Gia, qua khỏi thị trấn Nhu Gia khoảng 500 mét, có con đường rẽ trái, đi khoảng 3,5km đến phà Chàng Ré, qua phà đi tiếp (đường 940) khoảng 6km đến ngã ba Ngọc Đông - Hòa Phuông, rẽ trái đi tiếp 2km là tới đình Hòa Tú.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)