25 thg 10, 2018

Gà đốt lá chúc - món chỉ ngon khi ăn ở An Giang

Huyện Tri Tôn không chỉ có cảnh đẹp mà còn là "thiên đường" dành cho những ai thích khám phá ẩm thực. Điển hình là các món ăn mang nét đặc trưng ẩm thực Campuchia du nhập vào Việt Nam. Với món gà đốt trứ danh tại vùng đất này, bữa trưa là thời điểm lý tưởng để bạn thưởng thức sau buổi sáng dạo chơi.

Món gà đốt trứ danh ở An Giang. Ảnh: Chấn Phong. 

Gà đốt là món ăn truyền thống của người Khmer ở An Giang. Mới nghe qua, món ăn có vẻ đơn giản nhưng lại có cách chế biến kỳ công. Gà được chọn phải là những con thả vườn, thịt tại chỗ để đảm bảo độ tươi. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp với sả, ớt, lá chúc, tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ. Trong lúc đợi gà thấm gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt, nồi đất đã được xếp một lớp muối cùng sả và lá trúc dưới đáy.

24 thg 10, 2018

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt

Chùa Bửu Minh - một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất tại Gia Lai. Ảnh: Chu Thế Dũng

Về vùng đất “7 hồ 3 thác”

Vùng đất Măng Đen (Kon Plông)- nơi được mệnh danh là “Đà Lạt 2” của Tây Nguyên, không chỉ hấp dẫn hút khách du lịch thập phương bởi khí hậu trong lành, vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình mà còn là mảnh đất đầy triển vọng cho phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao ở Đông Trường Sơn hùng vĩ...

Ấn tượng vẻ đẹp 


Măng Đen (huyện Kon Plông) nằm ở độ cao trung bình 1.000-1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dao động từ 16-
200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên.

Hồ Đăk Ke hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: P.N 

Khám phá Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Vùng Đồng Tháp Mười là nơi lý tưởng cho những ai muốn “trốn” khỏi thành phố ồn ào, về với thôn quê, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những phút giây yên ả. Nhất là vào mùa nước nổi, đến với Đồng Tháp Mười, du khách có thể hiểu sâu hơn về con người, bản sắc văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như thưởng thức những sản vật tự nhiên, đặc trưng.

Long An - miền đất hiền hòa, con người chân chất, nơi có nhiều điểm du lịch thơ mộng, níu chân du khách mỗi lần ghé qua. Đến với Long An vào mùa nước nổi, tầm khoảng tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm, du khách không thể bỏ qua vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, những sản vật tự nhiên góp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho chuyến đi của mình. 

Đến với Làng nổi Tân Lập, du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên nhiều thú vị 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông

Chùa Ông tọa lạc tại xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), đến đây du khách không chỉ được tận hưởng phút giây thanh tịnh mà còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Chùa Ông cách TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông. Trước mặt chùa là một nhánh của dòng sông Vệ hiền hòa xuôi về cửa Đại hướng ra Biển Đông. Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, về chùa Ông du khách luôn có cảm giác thư thái, bởi những luồng gió mát từ sông và vẻ đẹp nên thơ, thanh tịnh của chùa.

Chùa Ông - nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị nghệ thuật cổ xưa. ẢNH: TRƯỜNG AN 

Độc đáo dinh Đá Tượng

Chỉ một nơi mà người này gọi là dinh, người kia gọi là đình và cả hai cùng đúng. Cộng vào đó là lối kết cấu theo kiểu sân hạ, sân trung, sân thượng mà cả Quảng Ngãi như chỉ có ở nơi này. Đó là dinh Đá Tượng (hay còn gọi là đình Trung Sơn).

Dinh Đá Tượng nằm ở phía dưới đường vào hồ chứa nước Núi Ngang, cạnh Quốc lộ 24, thuộc thôn Trung Sơn, xã Ba Liên (Ba Tơ). Dinh nằm khuất trong vòng cây xanh, cạnh ngôi trường tiểu học và khu dân cư với cây rừng cao vút.

Dinh Đá Tượng nằm khuất trong rừng cây xanh. 

Ngắm toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung - núi Dũng Quyết

Từ 230 năm trước, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) đã coi núi Dũng Quyết là vị trí yết hầu trên con đường xuyên Việt, là nơi khởi đầu trong quá trình xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Cùng ngắm các hình ảnh chụp từ trên cao để thấy một Dũng Quyết kiêu hùng và không kém phần thơ mộng. 

Với vị trí đắc địa, từ xa xưa nơi đây trở thành căn cứ quân sự trọng yếu của đất nước. Trong ảnh: Toàn bộ Toàn cảnh Phượng Hoàng Trung đô nhìn từ cầu Bến Thủy. Ảnh: Sách Nguyễn 

23 thg 10, 2018

Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.

Khu bán hàng thổ cẩm. 

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ... Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Ngôi chùa ở Sài Gòn có nhiều bình gốm nhất Việt Nam

Chùa Pháp Hoa có tuổi đời gần 100 năm, hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. 

Chùa Pháp Hoa được xây dựng từ năm 1928, tọa lạc trong một con hẻm trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. 
Trước đây chùa giản dị với mái lợp tranh. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1993, chùa có quy mô như hiện tại với chánh điện, trai đường, tháp Đa Bảo, phòng khám bệnh cùng nhiều tượng Phật... 

Chùa xưa trong phố Tây Ninh

Chùa Phước Lâm có lẽ là ngôi duy nhất trong Thành phố còn giữ được “hồn xưa bóng cũ” của Phật giáo Tây Ninh thời mở đất. Sau kiến trúc mặt tiền ở hành lang trước với tầng lầu, tô đá rửa ở thập kỷ 60 thế kỷ trước; vẫn còn lại những cột, kèo gỗ nâu đen bóng và mấy lớp mái chùa lợp ngói âm dương khấp khểnh sạm màu rêu mốc.

Chùa Phước Lâm.