1 thg 8, 2018

Những món ngon khó quên của vùng đất Cao Bằng

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon đặc sản khiến du khách khó có thể quên. Khi đi du lịch Cao Bằng, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những món đặc sản của vùng cao giàu giá trị dinh dưỡng.

Bánh coóng phù (bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học. 

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. 

Vẻ đẹp của Pù Luông

Pù Luông nằm trong Khu bảo tồn Quốc gia Pù Luông, thuộc Bản Đôn, xã Thanh Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nơi này đang được coi là địa điểm "hot" mà giới trẻ phía Bắc rất quan tâm thời gian gần đây.

Đặt chân đến Pù Luông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang, những con đường đất nối liền các bản làng người Thái, Mường. Vào tháng 5, tháng 6 là thời điểm Pù Luông bắt đầu vụ lúa mới. Còn vào Tháng 9 và tháng 10, Pù Luông bước vào mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất yên bình Pù Luông hút khách du lịch nhất. 

Tháng 9 và tháng 10, khi đó Pù Luông bước vào mùa lúa chín (nguồn ảnh: Ivivu) 

Góc nhìn Sài Gòn từ đỉnh tòa nhà cao nhất Việt Nam

Đứng trên tầng 81 của cao ốc, bạn sẽ dễ dàng quan sát từ khu trung tâm đến các vùng cửa ngõ của Sài Gòn.

Dự án Landmark 81 (quận Bình Thạnh, TP HCM) cao hơn 460m, gồm 81 tầng, nằm ngay bên bờ sông Sài Gòn, là tòa nhà cao nhất Việt Nam và trong top 20 thế giới. Sau gần 4 năm xây dựng, công trình đã hoàn thiện gần hết các hạng mục. Ngày 26/7, khu trung tâm thương mại của cao ốc đi vào hoạt động, thu hút hàng nghìn người dân đến tham quan, mua sắm. 

30 thg 7, 2018

“Vũ nữ chân dài”: Đặc sản trứ danh ở miền Tây

Khô nhái hay còn được gọi là món “vũ nữ chân dài” là món ăn dân dã nổi tiếng của người miền Tây…

Khô nhái có vị ngọt dịu, cay cay, mặn mặn, béo giòn rất đặc trưng, khi thưởng thức, người ta thường ăn kèm món ăn này với tương ớt, rau sống. Nhờ hương vị thơm ngon khó lẫn, món ăn này trở thành đặc sản “nức tiếng”, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là đối với du khách có dịp ghé qua miền Tây. 

Khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối và vài gia vị khác cho thấm đều trước khi phơi. 

Thác ngàn Liliang bỏ hoang giữa núi rừng

Tìm về thác Liliang là tìm về một chốn chỉ có tiếng chim hót, tiếng suối chảy giữa mênh mông rừng xanh thẳm.

Còn có tên là thác Cầu 4 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), thác Liliang mang trong mình vẻ hoang dại và mãnh liệt của núi ngàn với dòng chảy mạnh mẽ cùng thiên nhiên hoang sơ.

Về quê thấy cơm nguội

1.
Về Long Khánh, đến nhà dì, thấy gần  nhà có bụi cây chi chít trái, màu trắng nõn, tròn tròn như viên bi nhỏ.


Mênh mang nước, bao la trời

Có một nơi rất gần thành phố, nhưng yên tĩnh giữa nước và trời. Nếu bạn cần một khoảng lặng, thoát khỏi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, hối hả để nghỉ dưỡng, để thả hồn với cỏ cây và mây trời, hãy một lần ghé Đảo Ó – Đồng Trường.


Sau một thời gian khá dài, tôi được dịp quay lại Đảo Ó – Đồng Trường, thật sự thấy cảnh vật đã đổi thịt thay da. Từ nơi hoang sơ, rậm rạp, với bàn tay, khối óc và sức người, khiến nơi đây toát lên luồng sinh khí mới, nhưng vẫn giữ trọn vẻ mộc mạc, thơ mộng và tươi mát.

Từ bờ xe nước đến công trình Thạch Nham

Theo quy luật, khi cái mới ra đời thì cái cũ sẽ mất đi. Vì vậy, khi công trình thủy lợi Thạch Nham hình thành, cung cấp nước tưới cho những cánh đồng rộng lớn khắp các huyện đồng bằng của tỉnh thì cũng là lúc những bờ xe nước – một công trình thủy lợi đầy sáng tạo của người dân Quảng Ngãi đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ven tả ngạn sông Trà đoạn qua huyện Sơn Tịnh, những bờ xe nước cần mẫn đưa nước lên đồng dần dần vắng bóng. Công trình thủy lợi Thạch Nham hoàn thành đưa nguồn nước từ đầu nguồn sông Trà về thì làng quê dần xanh tốt, nông dân trong tỉnh từng bước đổi đời. Công trình vĩ đại ấy đã làm nên một cuộc cách mạng không chỉ trong nông nghiệp mà giờ đây còn phục vụ công nghiệp của tỉnh nhà sau 1/4 thế kỷ từ ngày tái lập tỉnh.

Rì rào bờ xe nước

Tính đến mùa hè này, bờ xe nước trên sông Trà đã nói lời chia tay với dòng sông gần 30 năm. Ngần ấy thời gian cũng đủ để quên đi nhiều thứ nhưng có lẽ, những ai là người Quảng Ngãi, từng chiêm bái trước vẻ đẹp kỳ vĩ và độc đáo của bờ xe nước sông Trà thì thứ âm thanh mê đắm phát ra từ guồng quay của những bánh xe cần mẫn, vẫn cứ đeo bám lấy họ như một mối tình đầy duyên nợ...

Xe “lăn” trên nước


Sông Trà dài 130km, nhưng chỉ đến khi chảy qua các xã đầu nguồn hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa thì bờ xe nước mới xuất hiện trên sông. Có lẽ do đặc thù của dòng sông ở phía thượng lưu với nhiều ghềnh thác và lòng sông hẹp, cộng với ruộng đồng manh mún nên không có chỗ cho bờ xe nước tồn tại.

Bờ xe nước sông Trà. Ảnh: Nguyễn Ngọc Trinh 

Dấu xưa trong lòng cát

Có lẽ vùng đất Sa Huỳnh (thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, tiếp giáp với Bình Định) sẽ không bao nhiêu người biết đến, nếu nơi đây không có một đồi cát chứa trong lòng nó những ngôi mộ chum ghi lại “cuộc sống” của cư dân Sa Huỳnh cách đây hơn 3.000 năm.

Câu chuyện về những cái tên


Một lần đi Huế chơi, người bạn văn hỏi tôi ở xã, huyện nào. Tôi nói tôi ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Bạn ngẩn người ra, nói Quảng Ngãi thì biết, còn Phổ Thạnh, Đức Phổ thì chịu. Cũng phải thôi. Có đến hàng ngàn địa danh hành chính, ai mà nhớ cho nổi. Riêng những địa danh gắn với những vỉa tầng văn hóa, như “Văn hóa Sa Huỳnh” chẳng hạn, thì dù chưa đến, người ta cũng nghe hoặc đọc trên các phương tiện truyền thông.

Khai quật di chỉ gò Ma Vương.