Cháo được nấu từ gạo rang hoặc gạo vo sạch. Củ môn được gọt sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ nấu chung với gạo cho mềm. Khi cháo nhừ, củ môn đã vừa chín, người nấu hạ nhỏ lửa nhưng vẫn giữ cho nồi cháo sôi trên bếp. Bẹ môn được lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.
13 thg 5, 2018
Lạ lẫm với hương vị cháo môn Lươn
Cháo môn là món ăn bình dị, phổ biến ở vùng nông thôn nhưng nay trở thành món ăn lạ lẫm bởi nhiều lẽ: không nhiều người nấu ngon và không dễ tìm được món ăn bình dị này. Dù môn có ở nhiều nơi nhưng khi nhắc đến cháo môn, người ta lại nhắc đến vùng đất Thủ, xứ Bình Dương.
Chùa Bửu Sơn - Quận 9
Chùa Bửu Sơn tọa lạc tạị số 341 đường Nguyễn Văn Tăng phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguồn tư liệu chính thống nào cho biết chùa được xây dựng từ bao giờ nhưng theo các sư cô (tu tại chùa) chùa được thành lập vào cuối thế kỷ XIX. Chùa có cùng thời với chùa Hội Sơn và Chùa Phước Tường. Chùa Bửu Sơn thuộc hệ phái Bắc Tông chi phái lâm tế dòng Liễu Quán. Vị sư trụ trì đầu tiên tại chùa là Hòa Thượng Thích Bửu Cảnh sau khi Hòa Thượng viên tịch chùa được giao lại cho hòa thượng Huệ Minh trông coi, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì chùa bị bỏ hoang.
Lâu đài rượu vang - điểm đến ở Phan Thiết
Tọa lạc tại Phan Thiết, Bình Thuận, lâu đài Rạng Đông mê hoặc các tín đồ yêu du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc cung điện Châu Âu cùng những ly vang đậm đà.
Lâu đài Rạng Đông được rất nhiều bạn trẻ chọn làm nơi đến vào những ngày lễ tết và trong hành trình du lịch trải nghiệm của mình
Vẻ đẹp kỳ thú trên cung đường sắt qua đèo Hải Vân
Cung đường sắt Hải Vân là chặng đường khó khăn nhất của đường sắt Bắc – Nam. Đây cũng là cung đường sắt đầy kỳ thú, có cảnh đẹp hút hồn du khách.
Đèo Hải Vân thuộc dãy Trường Sơn ở miền trung Việt
Nam. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng.
Ảnh: Tàu lên dốc và đi xuyên hầm qua núi (Địa phận Hải Vân Nam- Đà
Nẵng).
Làng bánh tráng 200 tuổi hốt bạc mùa Tết
Cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch hằng năm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) có từ 200 năm nay lại rộn ràng chuẩn bị mùa bánh Tết.
Đến Thuận Hưng những ngày giáp Tết này, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ngỡ ngàng của hàng ngàn vỉ bánh tráng xếp thành từng hàng dài như tấm lụa trắng uốn lượn theo các tuyến đường, mùi bánh tráng tỏa hương thơm ngát.
Kiếm bạc triệu mỗi ngày
Ngay từ sáng sớm nhiều mẻ bánh đã được ra lò. Nhịp sống lao động nơi đây vô cùng nhộn nhịp, ai cũng tất bật với công việc của mình, người tráng, người lấy bánh, người phơi bánh. Các ống khói đốt lò tráng bánh tỏa ra từ nhiều căn nhà.
Đến Thuận Hưng những ngày giáp Tết này, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ngỡ ngàng của hàng ngàn vỉ bánh tráng xếp thành từng hàng dài như tấm lụa trắng uốn lượn theo các tuyến đường, mùi bánh tráng tỏa hương thơm ngát.
Kiếm bạc triệu mỗi ngày
Ngay từ sáng sớm nhiều mẻ bánh đã được ra lò. Nhịp sống lao động nơi đây vô cùng nhộn nhịp, ai cũng tất bật với công việc của mình, người tráng, người lấy bánh, người phơi bánh. Các ống khói đốt lò tráng bánh tỏa ra từ nhiều căn nhà.
Ngỡ ngàng vẻ đẹp Ngườm Ngao
Nhắc đến Cao Bằng, người ta nhớ ngay đến thác Bản Giốc.
Nếu thác Bản Giốc là cảnh quan quá nổi tiếng miền biên ải thì động Ngườm Ngao cũng là một danh thắng rất đáng để bạn phải mất một buổi viếng thăm mà tôi tin chắc rằng không ghé đến, sẽ là điều tiếc nuối.
Cách thác Bản Giốc nổi tiếng chỉ chừng 5 cây số, động Ngườm Ngao là lối rẽ thuận tiện cho du khách trong những ngày chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi non Cao Bằng.
Cách thác Bản Giốc nổi tiếng chỉ chừng 5 cây số, động Ngườm Ngao là lối rẽ thuận tiện cho du khách trong những ngày chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi non Cao Bằng.
10 thg 5, 2018
Lạc vào hội Xăng Khan miền Tây xứ Nghệ dịp nghỉ lễ 30/4
Đúng dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/05 năm nay cũng là ngày đẹp của tháng 3 âm lịch, lễ hội Xăng Khan đã được tổ chức ở miền núi xứ Nghệ.
Xăng Khan là lễ hội của những thầy mo tổ chức nhằm cầu mong cho bản mường yên ấm. Các thầy mo khi đã hành nghề lâu năm thường có các “con nuôi” của mình. Họ đôi khi cũng là thầy mo. Trong lễ hội này có một mo chủ lễ đồng thời cũng là chủ nhà, là người đứng ra tổ chức lễ hội. Tham gia ngoài các con nuôi và các thầy mo trong vùng còn có người dân trên địa bàn và những làng bản lân cận.
Có đến hàng trăm người đi xem hội Xăng Khan tại nhà ông Lữ Thái Phúc, bản Đình Yên, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) vào sáng 30/04. Ảnh: Hữu Vi
Xăng Khan là lễ hội của những thầy mo tổ chức nhằm cầu mong cho bản mường yên ấm. Các thầy mo khi đã hành nghề lâu năm thường có các “con nuôi” của mình. Họ đôi khi cũng là thầy mo. Trong lễ hội này có một mo chủ lễ đồng thời cũng là chủ nhà, là người đứng ra tổ chức lễ hội. Tham gia ngoài các con nuôi và các thầy mo trong vùng còn có người dân trên địa bàn và những làng bản lân cận.
Sặc sỡ cây Xăng Khan của người Thái Nghệ An
Cây Xăng Khan gồm có 9 tầng thể hiện quan niệm về thế giới tâm linh của người Thái. Không chỉ vậy nó còn có tính thẩm mỹ cao và rất nhiều màu sắc.
Cây Xăng Khan là trung tâm của lễ hội Xăng Khan - một sinh hoạt tâm linh của người Thái Nghệ An. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân do các thầy mo tự tổ chức và có sự tham gia của cộng đồng làng bản. Ảnh : Hữu Vi
Mùa ốc “chạy”
Những con ốc biển vượt hàng hải lý, theo thủy triều trôi dạt vào bờ, kẹt lại và chết đi, trở thành đê chắn sóng. Và hành trình ấy cứ đều đặn lặp lại vào mùa gió chướng năm sau.
Những con ốc viết vừa làm đê chắn sóng, vừa là kế sinh nhai của người dân
Chuyện chưa kể về Anh hùng A Meh
Ngọn đồi là rừng xà nu, nơi ông A Meh (Đinh Môn) đi về trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông là nguyên mẫu cụ A Mét trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng có mấy ai biết, làng kháng chiến và cuộc đời của người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân A Meh trong đời thực kể lại có khác cổ tích.
Mỗi năm một bát muối
Hỏi về làng "nước xu đỏ", ông A Nghem - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xốp (huyện Đăk Glei) bảo làng Xốp Dùi đã di cư hàng chục ki lô mét từ làng cũ về trung tâm xã mấy mươi năm nay.
Nhìn dãy rừng xanh bạt ngàn thông xa xa, A Nghem nói, làng Xốp Dùi cũ bây giờ không còn ai ở nữa. Muốn về làng ấy phải qua ngọn núi Xu Mông có rừng xà nu trùng điệp. Ngọn đồi này xưa là chỗ thường xuyên phải đỡ đạn pháo từ các đồn binh Pháp bắn vào làng và cũng là nơi đội quân của cụ A Meh trinh sát, canh gác mỗi ngày để đánh lính Pháp và Mỹ xua quân đi càn quét qua làng.
Mỗi năm một bát muối
Hỏi về làng "nước xu đỏ", ông A Nghem - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Xốp (huyện Đăk Glei) bảo làng Xốp Dùi đã di cư hàng chục ki lô mét từ làng cũ về trung tâm xã mấy mươi năm nay.
Nhìn dãy rừng xanh bạt ngàn thông xa xa, A Nghem nói, làng Xốp Dùi cũ bây giờ không còn ai ở nữa. Muốn về làng ấy phải qua ngọn núi Xu Mông có rừng xà nu trùng điệp. Ngọn đồi này xưa là chỗ thường xuyên phải đỡ đạn pháo từ các đồn binh Pháp bắn vào làng và cũng là nơi đội quân của cụ A Meh trinh sát, canh gác mỗi ngày để đánh lính Pháp và Mỹ xua quân đi càn quét qua làng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)