Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXTDL Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXTDL Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 1, 2019

Du lịch Suối Trúc - Dầu Tiếng, Bình Dương

Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751 đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt ngàn là đến Suối Trúc.


Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu.

15 thg 1, 2019

Chùa Bà Thiên Hậu

Là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” thường được người dân quen gọi là chùa Bà có kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương và một ngôi chùa Bà mới được khánh thành vào tháng 1/2013 ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa Bà ở Bình Dương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Chùa Thuận Thiên

Chùa Thuận Thiên tọa lạc tại số 18, đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chùa Thuận Thiên không những có một lịch sử lâu đời mà còn là ngôi chùa duy nhất ở Bình Dương thờ Bà Chúa Thai Sanh - bà chúa trông coi, phù hộ, giúp đỡ cho phụ nữ trong việc sinh nở. Đây cũng là điểm đến tâm linh của rất nhiều người hiếm muộn cũng như những đứa trẻ khó nuôi, hay quấy khóc, bệnh tật.

Năm 1898, bà Nguyễn Thị Nguyệt (hội trưởng của Khuê Trung Nghĩa Hội – một tổ chức hoạt động từ thiện, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong mọi mặt đời sống, giúp đỡ phụ nữ trong việc sinh nở) đứng ra khai sơn dựng chùa và đặt tên là Thuận Thiên Cung.

13 thg 5, 2018

Lạ lẫm với hương vị cháo môn Lươn

Cháo môn là món ăn bình dị, phổ biến ở vùng nông thôn nhưng nay trở thành món ăn lạ lẫm bởi nhiều lẽ: không nhiều người nấu ngon và không dễ tìm được món ăn bình dị này. Dù môn có ở nhiều nơi nhưng khi nhắc đến cháo môn, người ta lại nhắc đến vùng đất Thủ, xứ Bình Dương.


Cháo được nấu từ gạo rang hoặc gạo vo sạch. Củ môn được gọt sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ nấu chung với gạo cho mềm. Khi cháo nhừ, củ môn đã vừa chín, người nấu hạ nhỏ lửa nhưng vẫn giữ cho nồi cháo sôi trên bếp. Bẹ môn được lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.