“Ai về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”…
Chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế kỷ, nằm gần sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp; phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Nhìn từ xa, chợ giống như một con tàu với cột buồm đang lênh đênh trên mặt sông Sài Gòn. Chợ có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán với các tỉnh miền Tây, các vùng lân cận.
Chợ Thủ luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.
6 thg 8, 2016
Ði chợ Gò - Tà Mau (An Giang)
Từ đồn biên phòng của cửa khẩu Tà Mau, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc đi bộ để đến chợ Gò bên kia biên giới Campuchia chỉ khoảng 800m. Thấp thoáng trên cánh đồng lúa là những đoàn người gùi hàng hoá từ chợ Gò về, gùi phân bón để đi làm đồng... và có cả những người rảnh rỗi, đi qua chợ Gò chơi để chọn mua một vài mặt hàng rồi xách tay mang về.
Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.
Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.
Cầu qua chợ Gò, thu phí 2.000 đ/lượt/người qua
Chợ Âm Dương (Bắc Ninh) – nơi "mua may, bán rủi"
Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...
Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.
Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.
“Thủ phủ” của hàng lậu
Đó là tên gọi mỹ miều của chợ gò Tà Mâu (Campuchia), cách phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc) chưa đầy 1km, nơi đây tập kết hàng lậu “thượng vàng hạ cám”.
Một góc chợ gò Tà Mâu.
4 thg 8, 2016
Gánh bánh mì đêm dưới chân cầu Tràng Tiền
Nửa đêm, khách vẫn đứng vòng trong vòng ngoài quanh gánh hàng rong giản dị bên bờ sông Hương (Huế) để chờ mua một ổ bánh mì thịt xíu.
10 giờ đêm đường sá đã vắng hoe, hiếm hàng quán nào còn sáng đèn, nhưng đây mới là giờ cao điểm của một gánh bánh mì nổi tiếng. Cô bán hàng không dùng đến bất kỳ biển hiệu nào, do đó thực khách vẫn quen gọi bằng cái tên “bánh mì chân cầu”.
10 giờ đêm đường sá đã vắng hoe, hiếm hàng quán nào còn sáng đèn, nhưng đây mới là giờ cao điểm của một gánh bánh mì nổi tiếng. Cô bán hàng không dùng đến bất kỳ biển hiệu nào, do đó thực khách vẫn quen gọi bằng cái tên “bánh mì chân cầu”.
Khách hàng ngồi quây quần bên bếp than đợi bánh được làm nóng sau khi cho nhân vào. Ảnh: ivivu.com
Bên trong nhà hàng luôn đóng cửa ở Sài Gòn
Với trần dát vàng, nhà hàng mang lối kiến trúc Pháp luôn đóng kín và khách đến phải tự mình mở cửa để bước vào.
Nằm trên đường Điện Biên Phủ luôn đông đúc xe cộ, căn nhà được bao bọc bởi một khu vườn xanh tươi. Nhiều người đi ngang đây thường tò mò bởi kiến trúc bắt mắt bên ngoài và cánh cửa lúc nào cũng đóng kín, nhưng ít ai biết được đây là một nhà hàng hút khách bởi các món ăn Pháp đặc trưng.
Cung phượt mạo hiểm tại bãi biển hoang sơ của Đà Nẵng
Làng Vân là điểm đến thú vị cho những phượt thủ ưa mạo điểm, thích khám phá những vùng đất hoang sơ, mộc mạc.
Làng Vân - là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Đây đã từng là nơi cư trú của những người dân bị bệnh phong, sống tách biệt với thành phố từ những năm 80. Gần đây, ngôi làng hoang sơ này đã trở thành điểm đến dành cho các phượt thủ thích khám phá những vùng đất mới. Ảnh:anniejeanxx
Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam
Giữa trưa hè nắng gắt, đang trên quốc lộ 1A hướng về phía trung tâm TP Đà Nẵng, tình cờ nhìn GoogleMap thấy hiện lên chấm xanh: làng cổ Phong Nam cách quốc lộ chừng 2km. Vậy là chúng tôi ngẫu hứng tạt vào.
Rau mơ men theo lối nhỏ đường bê tông vào làng - Ảnh: THANH LY
Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi vào một đồng quê ngát xanh. Màu xanh lá mạ non, màu xanh thẫm núi rừng xa xa, rồi cả bầu trời xanh ngắt hút hút trong tầm mắt... Nhưng ngạc nhiên hơn là màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ mở ra trước mắt giữa trưa hè nắng nóng.
Mưa mát lành với canh chua lục bình non cá đồng
Không có cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá, ngò om..., chỉ cần đọt lục bình non và những con cá đồng tươi nguyên như những cơn mưa phương Nam mát lành, món canh chua ấy cũng đủ hớp hồn người.
Những nhánh lục bình mùa nước dâng - Ảnh: TRÂN DUY
Cuối tháng 6, về một số vùng miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai đã thấy những đám lục bình dập dình xanh mướt đọt non. Chị chủ nhà trọ mời chúng tôi một món độc đáo: canh chua cá đồng nấu với đọt lục bình non.
Hiền hòa đường ra mũi Cà Mau
Câu hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam; Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời” cứ vang vọng bên tai tôi trên suốt hành trình tới mũi Cà Mau.
Đi bộ qua những rặng đước xanh rì rào trong gió biển, tôi thấy một niềm xúc động trào dâng trong lòng khi vượt qua một chặng đường dài với đủ loại phương tiện để tìm đến điểm cuối nơi cực Nam Tổ quốc, giờ đây hiện lên trước mắt là tượng đài con thuyền no gió hướng ra biển khơi. Đây chính là nơi đánh dấu vị trí địa lí của mũi Cà Mau 8 độ 37’30’’ vĩ độ Bắc, 104 độ 43’ vĩ độ Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)