Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).
16 thg 6, 2016
Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Dạo chơi vườn vải u trứng chín rộ ở Uông Bí
U trứng là cái tên độc đáo mà dân gian dùng để gọi loại vải chín sớm nhất. Ở phường Phương Nam, TP.Uông Bí, Quảng Ninh đang rộ mùa vải u trứng tại vùng đất ven sông Bạch Đằng. Vải u trứng Phương Nam chín sớm hơn so với 2 vùng trồng vải nổi tiếng cả nước là Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang).
Những chùm vải u trứng chín mọng chờ tay người hái
Về Phương Nam những ngày này khá nhộn nhịp khi người dân trồng vải đang bước vào đợt thu hoạch rộ. Dù trời nắng hè oi ả nhưng trên các con đường dẫn vào vùng chuyên canh vải tấp nập xe cộ ra vào, xe đạp, xe máy chở vải từ vườn ra bán cho thương lái, rồi ôtô tải nhỏ chở hàng ra đường lớn. Ven quốc lộ 10 trên địa bàn phường Phương Nam cũng có điểm tập kết vải để đưa lên container xuất đi các tỉnh phía nam.
Khuôn viên thơ mộng trong dinh Bảo Đại 1
Được bao bọc bởi rừng thông thơ mộng, Dinh I, nơi vua Bảo Đại từng ở, mang kiến trúc châu Âu cổ kính với những ô cửa mái vòm và hàng ghế sắt đặt dọc lối đi trong khuôn viên.
Dinh I nằm trên đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, cách trung tâm chừng 4 km về hướng đông nam, trên đồi thông có độ cao hơn 1.500 m. Từ khi mở cửa cho du khách tham quan vào tháng 9/2015, Dinh I trở thành một trong những địa chỉ nhất định phải đến ở Đà Lạt.
Kỳ thú hang Dốc Dừa ở miền Tây xứ Nghệ
Hang Dốc Dừa (xóm 2 – xã Tường Sơn – Anh Sơn) nằm ngay bên cạnh quốc lộ 7 lâu nay được người dân bản địa biết đến là 1 hang động kỳ thú. Tuy nhiên, hang này ít được khách du lịch biết đến mặc dù nó nằm ngay cạnh dốc Dừa nổi tiếng với món bánh gai thơm ngon.
Hang Dốc Dừa nằm cách quốc lộ 7 chừng 500 m nhưng được ít người biết đến. Đường vào hang bị bịt kín bởi cây cỏ.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh
Mới đây, một đoàn cán bộ hưu trí người Chăm xã Phan Hiệp (Bắc Bình) đã ra thăm huyện đảo Phú Quý. Mục đích của chuyến đi này là viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh, mà theo truyền thuyết là con của vua Chăm Indravarmar III (918 - 959). Vì cãi lệnh vua cha, công chúa bị đày ra hoang đảo cùng với một số tùy tùng. Tại đảo hoang thay vì sầu khổ, công chúa ra sức khai hoang, trồng các loại cây lương thực và phát triển nghề trồng bông, dệt vải, biến hoang đảo thành nơi trù phú. Khi công chúa qua đời, người dân tỏ lòng tiếc thương lập đền thờ vào cuối thế kỷ XV đầu XVI, dưới chân núi Cao Cát (nay là xã Đông Hải, huyện đảo Phú Quý). Từ đó đến nay, hết người Chăm rồi đến người Kinh thay nhau giữ gìn đền thờ bà. Bà được người dân của 3 xã xưng tụng là bà Chúa Xứ, cũng như luân phiên tổ chức cúng kỵ vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm. Trước tấm lòng của người dân, cũng như ghi nhận những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận đã xếp đền thờ công chúa Bàn Tranh vào nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Quyết định số: 2960/QĐ-UBND ngày 16/11/2007).
Đồng bào Chăm xã Phan Hiệp cúng tại đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Đỗ Thành Danh
15 thg 6, 2016
Uốn lượn đường thông xanh lên chùa ‘bàn tay của Phật’
Nằm trên dãy núi trông ra vịnh Cửa Lục, cảng Cái Lân; chùa Vân Phong (khu 9, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh) đơn sơ, tĩnh lặng dưới tán thông xanh cao vút.
Con đường dốc thoai thoải dẫn lên chùa Vân Phong rợp bóng thông xanh
Chùa Vân Phong có tên nôm là chùa Cao, ngôi chùa duy nhất trên địa bàn thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ. Không có mái ngói rêu phong, cong vút hay cột lim bóng nhoáng, ngôi chùa này chỉ là những tấm tôn ghép lại khá đơn sơ, được xây dựng trên nền phế tích ở dãy núi hình cái ngai. Con đường lên chùa quanh co, uốn lượn, rợp bóng thông xanh . Sư thầy trụ trì Thích Thanh Văn cho biết, lúc trước, đây là đường đất đá chênh vênh giữa núi rừng, sau đó người dân quyên góp tiền phá đá, làm con đường bê tông lên chùa dài hơn 1,3km.
Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù đầy nắng và gió
Nằm sâu trong các dãy núi thuộc khối Pú Luông, dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Chì Nhù là một trong 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đây cũng là ngọn núi được mệnh danh là “vương quốc nắng và gió”.
Những lối mòn của người dân bản địa đã giúp đoàn định hướng được dễ dàng hơn - Ảnh: Lê Hồng Thái
Những ngày tháng 5 oi ả, báo hiệu một mùa hè đầy khắc nghiệt trước mắt, tôi và mấy người bạn thân quyết định lập nhóm chinh phục “vương quốc nắng và gió Tà Chì Nhù” nằm ở địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái, cao 2.979m so với mực nước biển.
14 thg 6, 2016
Đà Lạt gây 'xốn xang' dân mạng với vườn tam giác mạch tuyệt đẹp
Mới đây, hàng trăm du khách đã tìm đến vườn hoa tam giác mạch trong khuôn viên chùa Vạn Đức, xã Tà Nung, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) để thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa tưởng chừng chỉ có ở vùng Tây Bắc xa xôi.
Vườn hoa tam giác mạch được trồng trong khuôn viên chùa Vạn Đức, ngay chân đèo Tà Nung (cách trung tâm Đà Lạt khoảng 17km).
Mưa về, thèm món kho quẹt tôm khô cùng tóp mỡ…
Hít hít mùi kho quẹt xèo xèo thơm nức mũi của mẹ mà đói, mà thòm thèm không chịu được.
Món khoái khẩu của cả nhà, kho quẹt nước mắm với tôm khô và tóp mỡ - Ảnh: Hằng MT
Kho quẹt thật mặn nghen, rồi luộc một đĩa rau thập cẩm thật lớn. Quẹt đầu đũa một cái vô cái ơ kho quẹt rồi trét mắm kho lên chén cơm nóng hổi, gấp miếng bầu chấm một cái, và một và cơm nóng hít hà, ngồi dưới cơn mưa chiều rả rích, gió táp vào lành lạnh như cho ta cảm giác ấm áp đến từ bên trong, nhớ cả đời quên không được…
Thác Cối - sức hút ngày hè
Nằm vắt qua hai ngọn núi có tên Trại Bưởi và Gia Sắn thuộc xã Thanh Hà (Thanh Chương), thác Cối đang trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách khắp mọi miền.
Đường vào thác Cối tính từ thị trấn Dùng khoảng gần 25km, mặc dù khoảng cách không gần nhưng du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tới tận chân thác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)