16 thg 9, 2015

Chùa Phật Nổi – Ngã Năm, Sóc Trăng

Chùa Phật Nổi hay còn gọi là chùa Bửu Long, thuộc ấp Tân Lập, xã Long Tân, thị xã Ngã Năm. Ngôi chùa hình thành vào năm 1962 và được xây dựng mới, khang trang vào năm 1993, trong khuôn viên đất rộng 6.000 m².

Tương truyền, thuở xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng rậm. Thời pháp thuộc, ông Lê Phát Tân lãnh khẩn hoang, chiêu mộ dân đến làm ruộng; lúc ấy có người phát hiện một tượng Phật bằng đá, nhưng ông Tân không cho mang về chùa. Một thời gian sau, ông bệnh mất, vùng đất ruộng này cũng đổi chủ, dân chúng cũng quên lãng việc ấy.

Đến năm 1961, trong một lần cày ruộng, ông Phan Văn Lùng phát hiện hai bàn chân trần, đứng trên một bục đá. Ông lấy làm lạ, trân trọng mang về đặt trên bàn thông thiên trước nhà. Một năm sau, vào dịp nhà ông đang có đám giỗ, ông kể lại toàn bộ câu chuyện về hai bàn chân trần cho bà con cùng nghe. Bà con nghe xong, bàn bạc rồi đồng tâm hiệp lực ra mảnh ruộng tìm kiếm, hy vọng sẽ phát hiện thêm phần thân trên. Quả thật, trong số những người thành tâm ấy có ông Tám Tà đã tìm thấy tượng Phật và tri hô, mọi người cùng nhau đến móc đất mang tượng lên.

Bánh chưng Tranh Khúc

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ bao đời nay được biết đến là nơi có sản phẩm bánh chưng với hương vị thơm ngon đặc biệt. Hiện nay, nghề làm bánh chưng gia truyền đang là nghề chủ đạo để địa phương này phát triển kinh tế. 

Chúng tôi về làng Tranh Khúc vào dịp gần ngày rằm, thời điểm mà người dân trong làng tất bật với những mẻ bánh chưng chuẩn bị ra nồi.

Tại nhà bà Trần Thị Thịnh, một trong những gia đình có nhiều thế hệ làm bánh chưng có tiếng của làng, chúng tôi được chứng kiến những người Tranh Khúc từ già đến trẻ đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, sắc cạnh, đều tăm tắp mà không cần khuôn.

Bà Thịnh chia sẻ, gia đình đã nối nghiệp làm bánh chưng của các cụ đời trước hơn 40 năm nay. Bí quyết làm bánh chưng ngon của làng Tranh Khúc bởi người làm phải rất cầu kỳ từ khâu chọn lá, gạo và đỗ.

Gạo nếp quýt đỏ được người làng Tranh Khúc mua tận Hải Dương sử dụng gói bánh chưng.

15 thg 9, 2015

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM, là một trong những ngôi nhà thờ xưa nhất Sài Gòn còn tồn tại đến nay. Cũng có thể không phải "một trong những" nữa mà chính là ngôi nhà thờ được hoàn thành sớm nhất tại Sài Gòn. Nhà thờ Tân Định khởi công năm 1870 và khánh thành ngày 16/12/1876. Trong khi đó Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công năm 1877 và hoàn thành năm 1880. Ngoài ra, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì chưa thấy nhà thờ nào xưa hơn mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sài Gòn. Rất mong các bạn góp ý thêm.

Nhà thờ Tân Định. Ảnh: P.H. Nhân

Khám phá làng phở sắn Quế Sơn

Nhiều du khách ngang qua xứ Quảng đã tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú... 

Những tấm phở sắn được phơi dọc các con đường, nơi gò đôi - Ảnh: T.LY 

Có dịp đặt chân đến vùng đất Quế Sơn (Quảng Nam), bạn sẽ được thăm suối Tiên, suối Nước Mát - đèo Le… Không chỉ có thế, đất Quế còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống như làng nón Quế Minh nằm ở tả ngạn sông Ly Ly, làng gốm Sơn Thắng (xã Quế An), nơi làm gốm không dùng bàn xoay, sản phẩm được nung chín bằng lửa rơm…

Nhà thờ Tin lành xưa nhất tại Việt Nam

Nhà Thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng
(Tài liệu: Thư khố Christian and Missionary Alliance)

Theo các sử liệu hiện có, nhà thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng, được xây từ năm 1894, có lẽ là nhà thờ Tin Lành xưa nhất tại Việt Nam.

Bối Cảnh

Các tín hữu Tin Lành Hòa Lan đã đến Việt Nam từ thế kỷ 16. Sau đó, Công Ty Đông Ấn Hòa Lan đã thành lập trụ sở tại Kẻ Chợ (Hà Nội) từ 1637-1700. Một thời gian sau, Công Ty Đông Ấn Anh cũng đặt văn phòng tại Kẻ Chợ (1672-1695).

Cảnh chiều đẹp ngỡ ngàng bên hồ Hòa Trung Đà Nẵng

Hồ Hòa Trung thuộc địa phận xã Hòa Liên (Hòa Vang, Đà Nẵng) cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Vào mùa nước cạn, hồ trở thành nơi cắm trại lý tưởng với thảm cỏ xanh mướt trải dài như thảo nguyên. 

Con đường đi vào lòng hồ với cảnh sắc xanh đẹp 

Trứng cá chuồn rán – món ăn dân dã ở Cù Lao Xanh

Đĩa trứng cá chuồn rán vàng ruộm chấm cùng bát nước chấm chua ngọt, kèm thêm ít rau thơm sẽ khiến bất kỳ ai từng nếm thử đều phải gật gù.

Sau hai tiếng lênh đênh trên biển bằng thuyền, du khách sẽ đến được với Cù Lao Xanh, cách thành phố Quy Nhơn, Bình Định 13 hải lý. Mảnh đất mang vẻ đẹp dân dã từ con người, cảnh vật cho đến cả những món ăn thường ngày. Trứng cá chuồn rán là món ăn quen thuộc, phổ biến và xếp vào hàng đặc sản, trở thành món ngon đãi khách của người dân xứ này. 

Sau khi dạo quanh một vòng Cù Lao Xanh bạn có thể đặt người dân mua và chế biến hộ vì các dịch vụ về du lịch ở Cù Lao Xanh chưa được phát triển. Ảnh: Ẩm thực Bình Định 

14 thg 9, 2015

Cận cảnh nhà mộ đặc biệt của con đại gia Sài Gòn xưa trong nhà thờ Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây (góc đường Quang Trung - Lê Văn Thọ, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được xây dựng từ năm 1921 - 1924 theo phong cách kiến trúc Byzantine (mái vòm hình tròn) mô phỏng Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. 

Trước đây nhà thờ có tháp chuông nhọn cao 30 m, nhưng do ở gần sân bay nên phải “hớt” phần chóp, chỉ còn lại phần mái bằng cao 19,5 m. Trên cửa chính nhà thờ có tượng thánh Danis, là tên thánh của ông Lê Phát An - người bỏ tiền ra xây dựng nhà thờ này, nên thánh Danis cũng là thánh bảo hộ nhà thờ Hạnh Thông Tây. 

Ông Lê Phát An là con trưởng của đại phú hộ Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ) nổi tiếng Sài Gòn xưa, từng du học bên Pháp.

Bên trong nhà thờ có mộ của vợ chồng ông Lê Phát An (cậu Nam Phương Hoàng hậu) nằm đối xứng hai bên hông nhà thờ, gần cung thánh. Trước mộ vợ có tượng người chồng quỳ cầu nguyện, ngược lại trước mộ chồng là tượng người vợ, tay cầm hoa ôm choàng lấy bia mộ chồng. 

Mắm tép cù lao Minh

Ở các sông rạch nước ngọt thuộc vùng cù lao Minh của tỉnh Bến Tre có rất nhiều tép bạc đất, kích thước cỡ hơn đầu đũa một chút, màu trắng, thịt trong, ngon, là nguyên liệu để làm mắm tép thích hợp nhất so với các loại tôm tép khác.


Người ta thu hoạch tép bằng cách chài lưới, đóng đáy trên sông rạch, đặt nò, lú trên ruộng… Tép bạc còn tươi rói, nhảy tanh tách, được chọn lấy những con tương đối bằng nhau, cắt đầu đuôi, rửa sạch để ráo.

Kinh nghiệm xin ngủ nhờ nhà dân khi phượt Tây Bắc

Trong những chuyến đi lên Tây Bắc, những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là lúc được ở nhờ, ăn nhờ nhà dân. Không chỉ giải quyết được những sự cố: không tìm được nhà trọ, xe hư hỏng không di chuyển được trong đêm giữa rừng núi hoang vu,... mà khi ở cùng người dân, ta còn hiểu được phong tục tập quán của họ, cảm nhận được tình người ấm áp nơi miền đất xa xôi. 

Những con người hiền lành và mến khách