Tôi đến đó vào một buổi sáng đẹp trời nhằm lúc cuối năm.
Nắng vừa đủ để giữ lại chút lạnh ban mai, còn vương trong bầu không khí bình yên của khu nghĩa địa.
Và dưới tàng cây cổ thụ, phần mộ của người bác sĩ giám đốc Việt đầu tiên của Dưỡng trí viện như tươi cười với lớp sơn tươi, vôi mới. Lòng tôi cũng thấy vui vui khi ngắm ảnh bán thân của người quá cố gắn ở trước mộ phần: nét mặt, đường môi tỏa một niềm thanh thản lâng lâng. Với người an nghỉ nơi đây, quả là sống ở, thác về. Sống, ở với lớp người xấu số để chăm sóc, vỗ về cả một phần tư thế kỉ, thác, về bầu bạn với mãi mãi với những bịnh nhân tứ cố vô thân hoặc quê hương cách xa diệu vợi mà đành gởi thân ở tại chốn này. Lời của bác sĩ giám đốc hiện tại bỗng trở lại trí tôi:
“Quí báo nói đến Dưỡng trí viện mà không nhắc đến bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, là một điều chưa dầy đủ. Nếu ông không cương quyết và kiên nhẫn dùng cả lí và tình để thuyết phục người đại diện của của ủy ban nhân dân tỉnh bộ Biên Hòa thì Dưỡng trí viện này đã chịu chung một số phận với Dưỡng trí viện Vôi ở Bắc: chỉ là những đống gạch ngói ngổn ngang…”
22 thg 7, 2015
Nhận diện thành Thị Nại qua tư liệu khảo cổ
Theo thư tịch cổ, vùng Vijaya xưa (Bình Định nay) có 5 thành cổ Chămpa. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ biết có 3 thành là thành Thị Nại (Tuy Phước), thành Cha và thành Đồ Bàn (An Nhơn); 2 thành khác là thành Sức và thành Uất Trì chưa xác định được. Kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất hiện còn trong thành Thị Nại, tiến hành vào trung tuần tháng 8 vừa qua, đã cho chúng ta những nhận thức mới về thành cổ này.
Tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất còn lại trong khu vực thành Thị Nại. Ảnh: N.T.Q
Đợt khai quật do TS. Bùi Chí Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội Nam bộ, chủ trì, tiến hành trên diện tích khai quật khoảng 600 m2 nhằm phục vụ việc lập dự án thiết kế trùng tu tôn tạo tháp cổ.
20 thg 7, 2015
Thèm mê tơi khi xơi cá giỏi Phú Quốc
Miếng phi-lê cá tươi rói, trong veo, lấp lánh ánh bạc, chao qua nước cốt chanh rồi thả hững hờ trong chén mắm ngọt - chua - cay, gói với đọt điều hái sau vườn nhà, những giòn ngon sựt sựt của cá tươi, đến chua - chát - đắng - cay khiến vị giác, khứu giác phải rung rinh, xôn xao.
Cá đóng lưới chi chít, mỏ nhọn hoắt, điểm chấm son đỏ, mình to bằng hai ngón tay, tròn lẳn trông thật đã
1. "Mai - Ngân - Trích - Giỏi", bốn loài cá được dân nhậu miệt đảo Phú Quốc liệt vào hàng “tứ khoái” bởi lợi thế tươi sống khi đánh bắt ngay sân nhà, nên thứ nào đem mần gỏi ăn cũng phê tê.
Bửu Lâm cổ tự
Theo tua du lịch Tiền Giang, khách thường được đưa đi tham quan chùa Vĩnh Tràng ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho và giới thiệu đó là ngôi chùa cổ nhất, nhưng ít ai biết thành phố này còn có một ngôi chùa lâu đời hơn. Đó là Bửu Lâm cổ tự, thường gọi là chùa Bửu Lâm.
Vào những thế kỉ trước dân gian lúc đó có câu: “Về sông Bảo Định bờ đông / Có ngôi Chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm” đủ nói lên Bửu Lâm là ngôi chùa lớn và đẹp nhất thời ấy.
Chùa Bửu Lâm nay tọa lạc tại đường Nguyễn Anh Giác, Phường 3, cách đầu cầu Nguyễn Trãi không hơn 200 mét.
Vào những thế kỉ trước dân gian lúc đó có câu: “Về sông Bảo Định bờ đông / Có ngôi Chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm” đủ nói lên Bửu Lâm là ngôi chùa lớn và đẹp nhất thời ấy.
Chùa Bửu Lâm xưa. Ảnh: chuabuulam.com
Chùa Bửu Lâm nay tọa lạc tại đường Nguyễn Anh Giác, Phường 3, cách đầu cầu Nguyễn Trãi không hơn 200 mét.
Di tích Chùa Phật Lâm điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của Tuyên Quang
Chùa Phật Lâm còn có tên gọi khác là Chùa Núi Man, thuộc thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn được xây dựng và khoảng thế kỷ thứ X- XIV thời nhà Lý - Trần, tồn tại qua các thời Lê, Mạc đến đời Nguyễn thì bị hư hỏng do tác động của thời gian. Năm 2006 và 2007, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành các đợt thám sát khảo cổ.
Chùa Phật Lâm thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.
Tại đây đã phát lộ dấu tích ngôi chùa cổ với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu. Để bảo tồn một di tích cổ, trong thời gian qua, ngôi chùa này đã được phục dựng trên nền ngôi chùa cũ, từ đó tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút khách trong và ngoài nước đến hành hương lễ Phật và thăm quan không gian kiến trúc và giá trị lịch sử tiêu biểu của ngôi chùa cổ này.
19 thg 7, 2015
Dinh Trấn biên trong lòng đất Phú Yên
1- Vài nét về lịch sử hình thành dinh Trấn biên
Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công trình gì, ở đâu? Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có gì lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đã nằm sâu trong lòng sông Cái, còn các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Đình Tư, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.
Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).
Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).
Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).
Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công trình gì, ở đâu? Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có gì lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đã nằm sâu trong lòng sông Cái, còn các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Đình Tư, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.
Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).
Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).
Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).
Mối tình son sắt của chàng trai Gò Công và công chúa Nhà Nguyễn
Chàng trai đó là Phạm Đăng Thuật. Ông là con trai của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và là em của Thái hậu Từ Dụ (vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức). Ông có tự là Kế Chi, hiệu Tiêu Lâm, người thôn Tân Niên Đông, tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc xã Long Hưng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang).
Từ đường thờ phò mã Phạm Đăng Thuật và công chúa Quy Đức. Ảnh: Tư liệu
Năm 1850, ông kết hôn với công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, được phong làm Phò mã Đô úy, sau thăng Lang trung bộ Lễ. Công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh sinh năm 1824, tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là con thứ 18 của vua Minh Mạng. Bà có tư chất thông minh, tính tình hiếu đễ, khiêm tốn, không ưa xa xỉ, ham đọc sách, được người anh là Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng đã tận tình chỉ bảo, nên bà thông làu kinh truyện.
Vòng quanh giếng nước Mỹ Tho
Ngôn ngữ Nam bộ có sự phân định khá rạch ròi: Cống là chỉ hệ thống thoát nước trong thành phố, giếng được tạo ra từ việc đào hoặc khoan nhằm mục đích hút nước từ tầng chứa nước dưới đất...và rất nhiều dạng khác như ao, hồ, đìa, mương, độn, trấp, bưng, lung, láng...Song cũng có trường hợp ngoại lệ, như cống Huế là lại con rạch lớn và giếng nước Mỹ Tho là một cái hồ rộng, cho nên nó trở thành địa danh độc nhất vô nhị.
Giếng nước Mỹ Tho nguyên thủy là hào thành Định Tường được đào năm 1826. Đoạn hào thành nầy xưa thuộc làng Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An. Lúc chiếm Định Tường, đề phòng nghĩa quân tấn công, phía tây thành Định Tường, chính quyền thực dân đã cải tạo hào thành nầy thành kinh, đặt tên là kinh Nicolais. Khoảng năm 1883, chính quyền thực dân bắc hai cây cầu sắt kiều Eiffel: Cầu phía trong (nay là đầu giếng nước, trên đường Ấp Bắc) tên là cầu Nicolais bắc qua đường địa hạt số 6/Route local N06 . Cầu thứ hai đoạn giữa không lót ván chỉ dành riêng cho xe lửa, gọi là cầu Hào/cầu Hào thành, nay ở đầu đường Lý Thường Kiệt.
Giếng nước Mỹ Tho nguyên thủy là hào thành Định Tường được đào năm 1826. Đoạn hào thành nầy xưa thuộc làng Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An. Lúc chiếm Định Tường, đề phòng nghĩa quân tấn công, phía tây thành Định Tường, chính quyền thực dân đã cải tạo hào thành nầy thành kinh, đặt tên là kinh Nicolais. Khoảng năm 1883, chính quyền thực dân bắc hai cây cầu sắt kiều Eiffel: Cầu phía trong (nay là đầu giếng nước, trên đường Ấp Bắc) tên là cầu Nicolais bắc qua đường địa hạt số 6/Route local N06 . Cầu thứ hai đoạn giữa không lót ván chỉ dành riêng cho xe lửa, gọi là cầu Hào/cầu Hào thành, nay ở đầu đường Lý Thường Kiệt.
Mưa xuống lại thèm thuồng bánh xèo cù lao Dài…
Không cần phải là con của xứ cù lao Dài (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) thì khi đi xa bạn mới nhớ đến món ăn đặc biệt của người dân nơi đây - bánh xèo hến với măng mạnh tông, mà chỉ cần đến một lần vào mùa hè, cũng là mùa mưa về, thưởng thức một lần cũng đủ để bạn nao lòng mong có dịp được quay lại…
Bánh xèo hến măng mạnh tông rất ngon
Với người miền Tây, mưa xuống cũng là mùa thu hoạch của măng mạnh tông (vốn có nhiều ở đây) và cũng là thời điểm xách rổ xúc kéo nhau đi cào hến.
Độc đáo bánh gai làng Phước Tích
Cũng như các vùng miền khác, người Huế cũng có bánh gai với vị ngon và hương thơm độc đáo mà riêng biệt.
Tuy chỉ là chiếc bánh nhỏ nhắn và dung dị nhưng lại được người Huế chăm chút từng khâu một. Và để chọn được bánh gai ngon thì phải đến những làng nghề gia truyền, bánh gai làng Phước Tích nổi danh là vậy.
Tuy chỉ là chiếc bánh nhỏ nhắn và dung dị nhưng lại được người Huế chăm chút từng khâu một. Và để chọn được bánh gai ngon thì phải đến những làng nghề gia truyền, bánh gai làng Phước Tích nổi danh là vậy.
Mệ Đoàn Thị Thủy (75 tuổi), một người làm bánh nổi tiếng ở làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)