23 thg 2, 2015

Ăn trái cọ om, nhớ năm tháng tuổi thơ

Mỗi khi tới mùa đông giá lạnh, bắt gặp trong phiên chợ vùng cao thúng cọ om là tôi phải mua ăn. Ăn mà trong lòng cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm êm đẹp của năm tháng tuổi thơ nơi miền trung du. 

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt… - Ảnh: Iris Trương 

Cây cọ từ lâu đã là một loại cây gần gũi với người dân Việt ta. Gần gũi từ trong đời sống hằng ngày cho tới trong văn thơ, ca hát.

"Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca"…
(Tố Hữu)

"Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi"… (Đi học - Bùi Đình Thảo)

Hương vị Tết qua chiếc bánh phồng Bến Tre

Bánh phồng nếp từ lâu đã trở thành món ăn dân dã quen thuộc, mang đậm hồn quê trong văn hóa ẩm thực Việt. 

Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa. Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè. Vào những ngày cận Tết, nhiều người thường tụ tập quết bánh phồng sôi nổi, rộn ràng. Tiếng chày, tiếng cười nói cứ thế rộn rã cả ngày. 

Món quà miền Tây này bạn dễ dàng bắt gặp từ những cửa hiệu sang trọng đến các gánh hàng rong quen thuộc. Ảnh: Hiepcantho 

22 thg 2, 2015

Cuối năm về làng lá dong Tràng Cát

Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm bên sông Đáy, hơn nửa thế kỷ qua đã trồng và cung cấp những tấm lá dong nếp cho Hà Nội. Những chiếc lá nhỏ bé ấy bao đời nay đã 'gói ghém' cả hồn Việt, làm nên những chiếc bánh vuông, tròn thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với đất trời và cha ông trong những ngày xuân về, Tết đến.

Lá dong nếp được trồng ở khắp mọi nơi trong làng, từ ngoài đồng... 

Bến En - biển hồ giữa đại ngàn xanh ngắt

Lên một chiếc ca nô chạy chầm chậm trên hồ sông Mực ở Vườn quốc gia Bến En vào một ngày đông nắng lạnh, chúng tôi được thưởng ngoạn những cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Mùa này, Bến En như một bức trang thủy mặc, đẹp lung linh bởi màu xanh ngăn ngắt của trời nước, mây ngàn, cây cỏ.


Vườn quốc gia Bến En cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km về phía tây nam, thuộc địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích gần 15.000 ha, trong đó hơn 8.500 ha rừng nguyên sinh.

Về Bùi Xá nghe hát trống quân

Là loại hình nghệ thuật dân gian tồn tại hơn 700 năm, hát trống quân Bùi Xá đến nay vẫn được người dân thôn Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) bảo tồn và phát huy thành nét đẹp văn hóa tinh thần của vùng đất Kinh Bắc.

Theo cụ Phạm Công Ngát, nghệ nhân cao tuổi của Câu lạc bộ Trống quân Bùi Xá thì phong trào hát trống quân ở Bùi Xá có từ thế kỷ thứ XIII ở triều đại nhà Trần và phát triển hưng thịnh nhất trước năm 1945. Thời kỳ đó, cứ mỗi dịp trăng rằm tháng Tám âm lịch các đôi nam thanh nữ tú của làng vừa thi hát đối giao duyên vừa ngắm trăng trước sự chứng kiến và cổ vũ của toàn dân và đông đội trên bãi cỏ trước cửa đình làng, cuộc thi kéo dài cho đến lúc trăng tàn. Không những thế hát trống quân của Bùi Xá đã nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long và được vua Trùng Quang đời Trần mời về hát. Vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, hát trống quân Bùi Xá lắng dần do nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của toàn dân tộc.

Lê Bá Bạo 72 tuổi, Chủ nhiệm CLB Trống quân Bùi Xá,một trong những thành viên đầu tiên của CLB của những người yêu thích hát trống quân.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Những tích truyện từ ca kịch dù kê, món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua đã in sâu trong đời sống chân chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm để khẳng định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Dù Kê – loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: Internet

Người Khmer ở Nam bộ vốn có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng đã phát triển khá lâu đời, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bà con dân tộc và luôn được bảo tồn, phát huy.

21 thg 2, 2015

Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng

Khoảng đầu những năm 1960, khi thành phố Sóc Trăng còn có tên là Khánh Hưng, thuộc tỉnh Ba Xuyên, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là ông Hoàng Mạnh Thường người gốc Huế. Vì nhớ quê nên ông cho xây dựng ở đây một cái hồ theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế. Hồ này có tên là Tịnh Tâm.

Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ) 2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đào một hồ nuóc ngọt lớn phía sau hồ Tịnh Tâm. Từ đó khu vực này có tên là hồ Nước Ngọt, bao gồm hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm) và hồ lớn.

Diện tích hồ rộng 20 ha. Xung quanh hồ trồng nhiều cây xanh, chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau, phi lao, phượng vĩ để trang trí thêm. Nơi đây được coi là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng với mặt hồ rộng mênh mông và nhiều cây xanh, cây cảnh. Hầu hết các hoạt động văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.

Làng bưởi Diễn dịp giáp Tết

Bưởi Diễn là một món quà, thức quả để trưng bày hoặc biếu, tặng rất được ưa chuộng dịp lễ Tết. Giống bưởi thơm ngon này có xuất xứ từ đất Phú Diễn, Minh Khai, Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp giống bưởi ngon truyền thống đã làm nên một thương hiệu cam Canh bưởi Diễn ngày nay cho mảnh đất Phú Diễn. 

Cuối tuần đi vườn hoa Xuân Quan đón Tết sớm

Đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng muôn sắc hoa tết rực rỡ đang được người dân nơi đây chăm sóc kỹ càng trước khi xuất bán. 

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km, Xuân Quan cũng là một địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm. Bạn có thể đi xe máy theo đê Long Biên hướng Bát Tràng hoặc đi xe buýt 47 rồi bắt xe ôm là tới. Vườn hoa Xuân Quan khá gần làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. 

Xuân về trên làng hoa tết Nhật Tân

Còn chưa đến một tháng nữa là đến tết Nguyên Đán, làng hoa Nhật Tân trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những cành hoa đào hoa xuân bung nở khoe sắc thắm thu hút không chỉ người đến mua hoa mà còn cả khách du lịch đến thăm thú, chụp ảnh. 

Làng hoa Nhật Tân cách trung tâm Hà Nội 7 km về phía Tây Bắc, nằm ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề trồng đào cảnh lâu năm của Hà Nội.