17 thg 10, 2014

Gặp lại Sìn Hồ

Ấn tượng về con đường tỉnh lộ 128 quanh co trong hẻm núi từ Lai Châu lên Sìn Hồ suốt mấy chục năm vẫn không hề thay đổi. 

Chợ Sìn Hồ - Ảnh: Đ.P 

​Dốc cao gấp khúc mở ra những khoảng trời đột ngột xanh bên triền đá xám.

Mùa mưa lũ, cây mọc lòa xòa ra giữa lối đi. Rãnh suối ven đường trong vắt thầm thì chảy. Những con ve rừng cuối mùa buông từng tiếng ngắn rời rạc trong lùm cây xanh thẫm rất gần. Và sương buông nhòe bóng những người dân tộc thiểu số cõng gùi lâng lâng chậm rãi thả bước ven đường.

Về vùng đất ‘giàu linh kiệt’ Lệ Thủy

Tôi rất thích phát hiện của ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết rằng, xem bản đồ trên Google, nếu thử kẽ một đường thẳng từ vị trí ngôi mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa đảo Yến thẳng ra biển đông, theo đường vĩ tuyến, sẽ thấy điều rất thú vị. 

Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyền 

André nói đúng hơn là điều kỳ lạ, rằng, ngôi mộ của vị Tướng nằm chính giữa đường vĩ tuyến mà phía Nam là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Bắc là đảo Hải Nam của Trung Quốc. “Như một người lính già tận tụy với tổ quốc, Người đang canh gác bảo vệ độc lập và chủ quyền của Tổ Quốc ngay cả khi đã yên giấc ngàn thu trên mảnh đất mẹ - Vũng Chùa đảo Yến”, Andre viết trên Facebook sau lần đến Vũng Chùa đảo Yến viếng thăm mộ Đại tướng.

Hoang sơ A Lin

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.

Đường vào suối được người dân trồng cải và bắp ngô xanh mướt 

Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.

Những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nổi tiếng là vùng đất khô hạn nhất cả nước nhưng lại sở hữu những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ít người biết tới. Đến đây một lần bạn sẽ bị hấp dẫn bởi cảnh sắc tưởng chừng không có thật.

Bãi biển ở dưới chân hải đăng Mũi Dinh hoang sơ, xanh biếc. Bất cứ ai một lần đặt chân tới đây đều không khỏi ấn tượng. 

Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Tháng 10, những thửa ruộng bậc thang trên vùng cao Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang lại bước vào mùa lúa chín. Khi màu vàng quyến rũ của lúa phủ kín mọi nơi cũng là lúc các phượt thủ lại náo nức lên đường để ngắm cảnh đẹp. 

Độc đáo món ăn nấu từ lồ ô ở Tây Nguyên

Ngoài việc sử dụng cây lồ ô để làm các loại nhạc cụ độc đáo như đàn T’rưng, Chapi, đồng bào Tây Nguyên còn dùng để nấu các loại thực phẩm hấp dẫn khác như cơm lam, canh thụt, đọt mây...

Cây lồ ô là một loại cây cùng họ tre có mặt nhiều ở Tây Nguyên. Loại cây này quen thuộc trong đời sống của đại đa số các dân tộc Tây Nguyên như Ê Đê, M’nông, S’tieng…Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều vật dụng của bà con như gùi, cán rựa, kèn, sáo, vật đựng nước đều được làm từ cây lồ ô. Và độc đáo hơn cả đồng bào ở đây còn dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.

Cây lồ ô để nấu món ăn được đồng bào nơi đây chọn rất kỹ, phải là những cây không già cũng không non. Các đốt dài và thẳng, lõi trong phải lớn để chứa được nhiều nguyên liệu nấu ăn.

16 thg 10, 2014

Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn piêu được coi như vị thần bảo vệ linh hồn mỗi người phụ nữ Thái.

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa. Điều này thể hiện qua thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng đặc biệt là trang phục... Với người Thái, nét đặc trưng được biết đến nhiều hơn qua chiếc khăn piêu truyền thống. 

Khăn piêu chỉ được thêu ở hai đầu khăn với 3 loại hoa văn chính là cút piêu, sai peng và tà leo. Ảnh: toithichdoc. 

Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có tất cả 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn.

Khám phá làng lụa Hà Đông giữa lòng Hà Nội

Người Sài Gòn ai cũng biết đến bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa với hai câu thơ nổi tiếng “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dệt nên những tấm lụa mềm mại ấy là những nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km. 


Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước, được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đây là điểm tham quan rất nổi tiếng tại Hà Nội, mỗi tháng đón từ 3.000 đến 5.000 khách du lịch.

14 thg 10, 2014

Chiều mưa vào ngôi nhà ma ở Đà Lạt

Cô gái khoảng 25 tuổi sống ở Đà Lạt nhắc nhở nhóm người chuẩn bị bước vào ngôi nhà ma trên đèo Prenn rằng các bạn nữ tóc dài phải cột cao lên trước khi vào. 

Nhờ có khí hậu mát rượi quanh năm, nhiều rừng thông và núi đồi mà Đà Lạt trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch. Người ta còn ưu ái gọi Đà Lạt là "Paris của Việt Nam" vì ở đây lưu giữ những ngôi biệt thự cổ kính, sang trọng từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng thích hợp cho các cặp tình nhân, Đà Lạt còn cuốn hút du khách về những ngôi nhà ma bị bỏ hoang cùng với lời đồn thổi rùng rợn.

Một nhóm gồm 6 người bạn thuê xe du lịch để đi vòng vòng Đà Lạt trong một buổi chiều. Ban đầu chỉ định xem hoa, ăn uống rồi đi chợ Đà Lạt, thế nhưng một anh bạn trong nhóm chợt nảy lên ý tưởng vào ngôi nhà ma bị bỏ hoang ở Đà Lạt. Lúc này ngoài trời mưa rả rích, cảm giác vừa sợ nhưng vừa phấn khích. Sau một hồi biểu quyết, cả nhóm quyết định nhờ chú tài xế chở đến ngôi nhà ma nằm trên đèo Prenn, Đà Lạt. 

Ngôi nhà ma lúc còn nguyên vẹn với các cửa kính. Ảnh: dalatvatoi 

Sắc Tứ Minh Thiện tự - ngôi chùa cổ nhất tỉnh Khánh Hòa

Trong lịch sử dân tộc Việt, Khánh Hòa chính thức trở thành đất đai Đại Việt từ năm 1653, mảnh đất nằm ở vùng duyên hải miền Trung, miền Thùy dương cát trắng, với những hàng dừa xanh tít tắp, bờ biển ngút ngàn, nơi nổi danh là xứ Trầm hương

Cổng Tam quan- Sắc tứ Minh Thiện tự (Chùa Phật Lớn)

Từ thị trấn Diên Khánh đi về hướng Tây, qua khỏi cửa Đông, rồi qua cửa Tây, đi dọc theo tỉnh lộ 2, khoảng 3 km, rẽ vào hương lộ bên trái khoảng 100 m là đến chùa Sắc Tứ Minh Thiện - ngôi chùa cổ gần 350 năm, một danh thắng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, ở làng quê Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.