2 thg 9, 2014

Xứ Lak: hồ “đẹp” đến hơi thở cuối cùng

Miền thượng là tổ hợp kết dính của núi, rừng, sông, suối, thung lũng, bình nguyên, vực sâu, muôn loài, và hệ thống hồ nước. Không có hồ nước tự nhiên sinh thái rừng không được cân bằng, nhiều loài động vật cũng không thể tồn tại khi thiếu nước, khoáng chất, và không gian để quẫy đạp, sinh hoạt.

Hồ thủy điện, thủy lợi giờ “nhân bản vô tính” khắp Tây Nguyên, nên hồ Lak tự nhiên này đây chợt hóa “cổ”, dày lên ký ức nguyên sinh lẫn văn hóa tộc người, và đặc biệt là nó không “đuổi” dân đi như hồ thủy điện…

Một làn sương hư ảo nhả xuống mặt hồ. Dãy núi vòng cánh cung rộng thênh làm hậu cảnh vĩnh cửu cho con hồ ở phía xa ấy khói sương cũng giăng phủ, kéo rê đi, chỗ đậm chỗ nhạt theo sắc trắng xám của sương. Các buôn làng M’nông lâu đời tít bên bờ bên kia của hồ bị sương “ngậm” mất, chưa thể thấy le lói ra vào lúc này. Những sợi nắng đầu ngày tinh khiết như màu mật ong đục thủng những màn mây xám ban sớm để rót le lói ánh sáng xuống con hồ mênh mông.

Chợ Lách: “vương quốc” trái cây

Chợ Lách, Bến Tre là “vương quốc” trái cây của Việt Nam, trong đó sầu riêng là chủ lực.

Là "vua" trái cây, sầu riêng có khoảng 70 loại khác nhau nhưng sầu riêng Chợ Lách có các loại nổi tiếng là RI 6, cơm vàng hạt lép, Monthon (gốc Thái Lan), D6 (gốc Malaysia). Hình như thương người chăm sóc nên trái sầu riêng chín đa phần rụng lúc nửa đêm, số ít rụng vào chính ngọ. Hoa sầu riêng mọc thẳng từ thân, nụ giống trái sung, nở giấc xế chiều, màu trắng sữa, tung phấn và rụng ban đêm. Nhụy hoa xào vừa ngon, vừa tăng cường sinh lực. 

Những đặc sản trong vườn ông Tư Thành 

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 2

Cầu La Ngà bắc qua sông La ngà, là một nhánh của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, chạy ngang địa phận Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận trước khi hòa vào dòng sông Đồng Nai tại khu vực lòng hồ Trị An. Làng cá bè tập trung đông nhất trên sông ở đoạn có cầu La Ngà bắc ngang.


Theo quốc lộ 20 (Sài Gòn – Đà Lạt), qua cầu La Ngà chừng 10km là ngả rẽ vào thác Mai. Rẽ phải, nhóm bắt đầu chặng đường xuyên rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên đến với Thác Mai – Bàu Nước Sôi. 8km đầu tiên khi rẽ phải từ quốc lộ vào, đường thác Mai đổ nhựa phẳng phiu, xe chạy vô tư không ngại ngần gì.

Mênh mông thác nước Đồng Nai - 1

Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.

Điểm đến lần này chúng tôi chọn cho chuyến đi là một số thác nước ở Đồng Nai: Thác Đá Hàn (xã Sông Trầu, Trảng Bom), đập Trị An, thủy điện Trị An, ven hồ Trị An (Vĩnh Cửu), thác Mai & thác Ba Giọt (Định Quán)

Bắt đầu khởi hành từ Quận 10 lúc trời tờ mờ sáng để kịp đi đến các điểm đã dự định… Nhưng vẫn không quên làm 1 tấm trước khi khởi hành.



1 thg 9, 2014

Ngắm sắc thu chùa Non Nước

Chùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng ở Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Một góc chùa Linh Ứng ở Non Nước 

Cứ mỗi mùa về lại mang đến cho những ngôi chùa trên đỉnh Non Nước những cảnh sắc khác lạ. Vào cuối hạ đầu thu, khi cái nắng ở miền Trung giảm nhiệt, bạn có thể thong dong lên Non Nước tận hưởng không khí trong lành, nghe thoang thoảng hương rừng và đón những chùm nắng vàng trải thảm dưới những bậc thềm đá rêu phong...

Những khúc cua Trường Sơn

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi thực hiện một chuyến đi tròm trèm ngàn cây số trên đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. Và chúng tôi say mê không gian xanh trùng điệp mở ra trước tầm nhìn vốn hạn hẹp phố sá do những trì níu cơm áo và công việc quanh năm bù đầu tối mặt. 

Những cung đường vắt vẻo lưng mây

Có đến tận nơi, có thấy tận mắt những đặc thù bản địa, những thuộc tính riêng biệt của từng xứ sở mới càng thêm tự hào, càng thêm yêu Tổ quốc mình. Và như thế, đâu cần ai thêu dệt, chẳng cần phải thêm thắt, đã thấy quê hương ta, đất nước ta gấm vóc nhường nào!

Nên thơ Hòn Chồng

Du khách và người dân Nha Trang thường chọn khu quần thể bãi đá Hòn Chồng là nơi thư giãn. Cà phê ngon, khung cảnh đẹp, nên thơ và đặc biệt là sự yên ả nơi này không dễ tìm thấy ở nơi nào khác tại Nha Trang.

Đa phần người dân Nha Trang đều biết và (có thể) đã từng một lần đặt chân đến Hòn Chồng, một quần thể bãi đá, những tảng đá lớn nhỏ chồng lên nhau từ bao đời nay. Những quán cà phê xung quanh khu vực Hòn Chồng ngày càng thu hút nhiều người đến đây hơn. Điều thú vị khi ngồi cà phê ở Hòn Chồng bất cứ thời điểm nào trong ngày là bạn có thể chiêm ngưỡng được bức tranh thiên nhiên vừa kỳ ảo, vừa nên thơ, thanh bình.

Nằm dưới chân đồi La San, di tích Hòn chồng gồm 2 cụm đá lớn. Điều rất kỳ lạ là trên cụm đá, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có vết lõm hình bàn tay rất lớn.

31 thg 8, 2014

Đi chùa Hang ở Biên Hòa

Chùa Hang ở Việt Nam nhiều lắm, đếm không xuể, có lần tui đã thử liệt kê sơ sơ trong bài này: Chùa Hang, có bao nhiêu chùa Hang? Ấy vậy mà trong bài đó tui không kể tên một ngôi chùa Hang ở Biên Hòa. Sơ sót thiệt, chỉ tại cái tên chùa Hang ở Biên Hòa không được phổ biến lắm.

Không nổi tiếng với tên chùa Hang, nhưng ngôi chùa ấy quen thuộc với một cái tên khác, đó là chùa Long Sơn Thạch Động. Có khi người ta kêu đó là chùa Bửu Long, bởi vì chùa nằm trên núi ở khu du lịch Bửu Long. Dân Biên Hòa từ thuở xưa thì quen gọi là chùa Hang, vì chùa được xây dựng ở một hốc đá trên núi Long Ẩn. Bản thân tên gọi của chùa cũng đã là hang rồi, Thạch Động chính là hang đá, còn Long Sơn tức là núi Long Ẩn.

Mặt tiền chùa Long Sơn Thạch Động

Nhà thờ Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (trước kia có tên là Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cũng là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, Sở Kiện là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Sở Kiện dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 

Với khuôn viên rộng khoảng 9 ha, nhà thờ mang kiến trúc Gothic đặc trưng với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót gỗ lim chống sụt lún do toàn bộ công trình nằm trên một cái đầm lớn.

Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu – giáo phận diện tích nhỏ nhưng lại có số giáo dân đông vào bậc nhất cả nước.

Đền thánh Phú Nhai tuy không phải là nhà thờ chính tòa nhưng lại là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam.

Đền thánh Phú Nhai dài 80m, rộng 27m, cao 30m, từng được coi là nhà thờ lớn nhất Đông Dương