26 thg 5, 2014

Xanh biếc Vĩnh Hy

Dù nghe nói lộ trình từ TP Phan Rang - Tháp Chàm tới vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) thuận lợi hơn, nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn cách khởi hành bằng xe máy từ cầu Mỹ Thanh (TP Cam Ranh), theo cánh du lịch bụi là thú vị nhưng đầy mạo hiểm vì đường nhiều đèo dốc khúc khuỷu.

Đi tàu du lịch ra tham quan vịnh Vĩnh Hy - Ảnh: Tiến Thành

Dưới cái nắng như đổ lửa, sau vài kilômét đường đất đang thi công là một cung đường nhựa thênh thang, uốn lượn giữa biển và vườn quốc gia Núi Chúa.

Qua mỗi khúc cua có thể cảm nhận rõ sự chênh vênh và vẻ đẹp của một bên là rừng thẳm, một bên là biển xanh. Những tán rừng khô trùng điệp khoe sắc màu rực rỡ của đất núi và cỏ cây như những hoang mạc ở châu Phi.

Biển mây trên đỉnh Sừng trâu

Xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh rực đỏ hoa đỗ quyên, leo được đến đỉnh ngọn Nhìu Cồ San cao hơn 2.600m so với mực nước biển, cảm giác tuyệt vời thật không thể nào tả được bằng lời.


Ngọn Nhìu Cồ San thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Theo hướng dẫn của một thanh niên người bản địa tên Chu Chê Sàn, chúng tôi đi theo lối mòn xuất phát ở làng Lao Chải của người Hà Nhì. Ngay từ điểm xuất phát, nếu là người lần đầu đến đây, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng trước những ngôi nhà xinh xắn được đắp bằng đất sét, dáng dấp đặc trưng của đồng bào nơi này.


Khám phá bến sơn cước Ngọa Long Sơn

Đến Ngọa Long Sơn lại bắt gặp cái tên “bến”. Hỏi ra mới biết đây là chợ đầu mối, nơi hàng hóa và hoa quả tươi rói từ trên núi chuyển xuống nên ai cũng thích thú khi được hòa mình vào các “bến” bên chân dãy Thất Sơn hùng vĩ.

Khu di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc

Trong mùa lễ hội miếu Bà tháng 3, tháng 4, nhất là dịp lễ 30-4, du khách thường đến thăm chiến trường xưa, thăm khu thờ tâm linh điện Tà Cao ở Ngọa Long Sơn. Trên đỉnh núi Dài là hai xã giáp ranh Lương Phi và Lê Trì, có nhiều đường ô và con suối với trên 300ha đất rải rác được nông dân biến thành vườn và rẫy.  

22 thg 5, 2014

Di tích của di tích

Mộ cự thạch Hàng Gòn ở Long Khánh, Đồng Nai là một di tích khảo cổ học quan trọng, có niên đại ít nhất là 2.000 năm (Xem bài Bí ẩn ngôi mộ cổ). Đây là ảnh chụp khuôn viên quanh ngôi mộ cổ năm 2004


Người đang bước đi trong ảnh là bạn tôi, anh Lê Hồng Đức.

Sáng nay, 26/04/2014, anh Đức đến thăm lại khu di tích và suýt nữa không nhận ra: nó đã được tôn tạo rất nhiều. Tấm ảnh này trở thành di tích, di tích của di tích.

Lễ hội cúng dừa của người Khmer

Hằng năm, bà con ở xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) tổ chức lễ cúng dừa (hội Thác Côn) kéo dài ba ngày từ ngày 15 đến 17-3 âm lịch tại chùa Ma ha sal Phat Mon của người Khmer.

Cổng chùa Mahasal Thatmon - Ảnh: Hưng Phú

Ông Sơn Thanh (79 tuổi, ở An Trạch) cho biết: “Theo truyền thuyết, từ xa xưa nơi đây nổi lên một gò đất hình dạng như chiếc cồng. Chân người giẫm lên phát ra thứ tiếng âm vang như chiếc cồng, theo thời gian âm thanh nhỏ dần rồi mất hẳn. Bà con cho rằng đây là sự linh thiêng nên lập miếu thờ. Hằng năm cứ đến rằm tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội cầu an gọi là Thác Côn, gợi lại tiếng còng chiêng âm vang từ đất, và những chiếc bình bông làm bằng trái dừa được dâng cúng”.

Thăm ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Theo chân đoàn Farmtrip “kỳ thú Trị An, ngạc nhiên Phan Thiết” do Lửa Việt Tours tổ chức, chúng tôi may mắn được “mục sở thị” ngôi chùa cổ nhất miền Trung cùng bộ kinh Pháp Hoa có một không hai. 

Tương truyền, chùa Phật Quang có tên gốc là Bồ Đề, thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận, nay là đường Trần Quang Khải, P. Hưng Long, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa được xây cách đây hơn 320 năm. 

Mặt trước chùa Phật Quang

Lang thang phố Hiến

Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, thị trấn nhỏ yên tĩnh, phố Hiến vẫn luôn hấp dẫn du khách bởi quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa cổ kính.

Phố Hiến (thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ) cách Hà Nội gần 60 km. Ngày xưa, Phố Hiến từng là đô thị cổ, thương cảng lớn, cực thịnh vào thế kỷ 17. 

Hồ Bán nguyệt 

7 thg 5, 2014

Về qua Long Khánh

Tình cờ tôi về ngang qua quê nhà Long Khánh đúng vào ngày 21 tháng Tư, ngày mà 39 năm trước ở nơi này quân đội Việt Nam Cộng Hòa thất thủ. Hai bên con đường Hồ thị Hương hoa bằng lăng nở tím, đẹp và buồn đến nao lòng.

Quốc lộ 1 đoạn đi qua Long Khánh không hiểu vì lý do gì gấp khúc thật dữ (gẫy thành một góc nhọn luôn chứ không phải "cong mềm mại" như đường Trường Chinh ở Hà Nội). Xưa giờ xe đi từ Sài Gòn ra Trung đều phải đi qua đoạn gẫy đó. Sau này người ta mở rộng và nối dài con đường Hồ thị Hương đi từ Cua Heo ra thẳng tới xã Bảo Hòa thuộc huyện Xuân Lộc luôn, giảm đáng kể đoạn đường đi.

Quốc lộ 1 (màu vàng) gồm 2 đoạn gấp khúc, đường Hồ thị Hương nối liền 2 đoạn gấp khúc đó.


Gành Đá Đĩa - thắng cảnh độc đáo

Tọa lạc tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên), Gành Đá Đĩa là một thắng cảnh tuyệt đẹp, độc đáo với những khối đá hình lục giác, hình tròn liền khít...như những cái đĩa xếp chồng lên nhau.

Quần thể Gành Đá đĩa có diện tích khoảng 2km vuông, chiều rộng của gành đá hơn 50m và chiều dài hơn 200m. Là một thắng cảnh được thiên nhiên ưu ái hiếm thấy, với những khối đá hình lục giác, hình tròn liền khít… giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau, tên gành Đá đĩa xuất phát từ đó. 


Thăm chiến khu Minh Đạm

Khu căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Rừng núi cheo leo, hiểm trở cùng những thắng cảnh hùng vĩ của tự nhiên và các chứng tích lịch sử đã khiến nơi đây trở thành một điểm đến thú vị.

Từ Tp. Hồ Chí Minh, sau gần 2 giờ đi xe núi rừng Minh Đạm chào đón chúng tôi với những mảng rừng xanh tươi rậm rạp. Nếu không vội vàng, hãy đi thật chậm trên con đường uốn lượn lên khu căn cứ để ngắm nhìn sắc tím của những chùm hoa bằng lăng hay các loại hoa rừng khác đang khoe sắc. Một bên đường là rừng núi thoai thoải, một bên là thung lũng cây xanh, xa xa phía dưới là bãi cát trắng uốn lượn ven biển đã tạo nên một cảnh sắc tự nhiên thơ mộng. Núi Minh Đạm dài 8km, có điểm cao nhất 355m, với 3 mặt giáp biển cùng nhiều hang đá lớn nhỏ bí ẩn núp dưới những rừng cây, vách đá, suối nước ngọt róc rách quanh năm. Địa hình hiểm trở là điều kiện thuận lợi để quân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông Huân, một hướng dẫn viên kỳ cựu nơi đây cho biết, núi Minh Đạm trước kia còn được gọi là núi Châu Long – Châu Viên. Năm 1948, hai vị lãnh đạo huyện Long Điền là ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã hy sinh tại khu căn cứ. Người dân địa phương lấy tên của hai chiến sỹ cách mạng đặt tên cho ngọn núi này như một sư tri ân. 

Khu căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.