25 thg 3, 2014

Vẻ đẹp như tranh thủy mặc trên vịnh Vĩnh Hy

Cung đường như dải lụa ôm sát biển, luồn qua những rừng mai vàng rực rỡ và suối nhỏ róc rách sẽ đưa du khách đến vịnh Vịnh Hy đầy hoang sơ của Ninh Thuận.

Xuất phát từ thành phố Phan Rang qua cây cầu Tri Thủy, theo con đường tỉnh lộ 702 khoảng 42 km về phía đông bắc Ninh Thuận, lượn qua những cung đường như dải lụa ôm sát biển, một bên là những màu nước xanh trong, một bên là những đồng cỏ non với đàn cừu nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là những cánh đồng muối trắng, du khách sẽ bắt gặp một vùng biển trời xanh ngắt. Vịnh Vĩnh Hy hiện ra trước mắt đẹp như bức tranh thủy mặc khiến không ít du khách ngỡ ngàng. 

Khung cảnh bao quát vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Yeunhiepanh 

24 thg 3, 2014

Lễ chia tay người chết của dân tộc Raglai

Sau khi chia tay vĩnh viễn người chết mọi người dặn dò người thân không buồn nữa, rồi cùng nhau uống rượu cần, ca hát nhảy múa, biến lễ Bỏ Mã thành lễ hội quan trọng và vui vẻ nhất của người Raglai.

Cũng như dân tộc Chăm anh em kế cận, người Raglai cũng quan niệm, trong cuộc sống nhân gian có hai thế giới cùng tồn tại song song, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của người đã khuất. Thế giới mà ta đang sống chỉ là tạm bợ và thế giới của người đã khuất mới là thế giới vĩnh hằng. Do đó, khi có người thân đã qua đời, họ luôn tổ chức một lễ bỏ mả trang trọng. Lễ chia tay người chết về thế giới vĩnh hằng là một lễ nghi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người Raglai. 

Vẻ đẹp hoang sơ trong khu vực sinh sống của người Raglai. 

Bánh canh Long Hương nổi tiếng Vũng Tàu

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà du khách luôn ghé ăn khi đến thăm thành phố này.

Bánh canh giò heo là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Riêng với người dân thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, món ăn với sợi bánh dai mềm, nước dùng thanh ngọt, thơm ngon.... còn là niềm tự hào về ẩm thực bên cạnh các món nổi tiếng khác như bánh khọt, cháo bồ câu, hàu sữa Long Sơn...

Tuy là món ăn nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước nhưng bánh canh Long Hương lại có thành phần và cách chế biến khá đơn giản với sợi bánh, thịt heo và nước dùng... Điều khác biệt mà thực khách có thể nhận thấy đầu tiên chính là sợi bánh. Không làm bằng bột gạo như món bánh canh thông thường của người miền Nam, sợi bánh canh ở đây được chế biến hoàn toàn bằng bột lọc nên thường có màu trắng đục, mềm nhưng dai và không bị bở hoặc gãy nát. 

Bánh canh Long Hương là niềm tự hào về ẩm thực của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Hupa. 

Nhà thờ độc đáo trên đồi mai anh đào Đà Lạt

Mặc dù có tên gọi chính thức là Domaine de Marie, người dân Đà Lạt vẫn quen gọi ngôi nhà nằm trên ngọn đồi mọc đầy hoa mai anh đào là nhà thờ Mai Anh.

Đến thăm Đà Lạt, bạn nên bỏ ra vài giờ ghé thăm một kiến trúc được xây dựng giữa thế kỷ 20 mang tên nhà thờ Mai Anh. Với tổng diện tích là 12 ha nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 1 km về phía tây nam, quần thể nhà thờ được xây dựng theo phong cách châu Âu thế kỷ 17 có kết hợp với kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa vùng Tây Nguyên. 

Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên ngọn đồi đầy hoa Mai anh đào. Thiết kế mái nhà thờ đậm nét kiến trúc mái nhà rông 

Bảo tàng vũ khí cổ lớn nhất Việt Nam ở Vũng Tàu

Với 500 hình nộm khoác lên mình quân phục từ khắp nơi trên thế giới và hàng nghìn vũ khí quý hiếm, đây được đánh giá là bảo tàng đáng xem ở Việt Nam.

Nếu như hải đăng, chợ đêm, bãi Sau là những điểm tham quan quen thuộc ở thành phố Vũng Tàu thì bảo tàng vũ khí cổ còn khá xa lạ với nhiều du khách, kể cả người dân địa phương. Bởi ít ai nghĩ rằng ở một thành phố du lịch biển trong nước lại có thể sở hữu kho báu độc và lạ như vậy.

Theo con dốc quanh co dẫn lên ngọn hải đăng nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu, du khách sẽ choáng ngợp trước một ngôi nhà trông giống tòa lâu đài mới. Đó chính là nơi tọa lạc của bảo tàng vũ khí cổ (hay Bảo tàng vũ khí toàn cầu - Worldwide Arms Museum) mở cửa đầu năm 2012 và đạt kỷ lục Bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. 

Bảo tàng nằm trong một biệt thự sang trọng trên đường lên ngọn hải đăng. Ảnh: quangduc20 

23 thg 3, 2014

Khám phá biển Thiên Cầm

Từ thị trấn Cấm Xuyên nằm trên quốc lộ 1 và cách TP Hà Tĩnh khoảng 11km theo hướng Bắc - Nam, chỉ cần rẽ trái khoảng 10km, du khách sẽ đến biển Thiên Cầm, một khu du lịch biển đang bắt đầu hồi sinh sau nhiều năm bị lãng quên.

Khu du lịch biển Thiên Cầm - Ảnh: V.Định

Trước khi thả mình vào làn nước biển trong mát, du khách có thể leo núi ngắm cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây tuyệt đẹp. Biển Thiên Cầm có núi, có sông, có đảo. Đứng trên đỉnh núi Thiên Cầm có độ cao 108m so với mực nước biển, du khách quan sát rất rõ toàn bộ quang cảnh. Biển Thiên Cầm có hình cánh cung, trông giống như cây đàn cầm, được chia ra ba bãi tắm với bờ cát trắng thoai thoải, mịn màng.

Bức tranh Sơn Hải

Đúng như tên gọi, Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp thơ mộng, bốn mùa có nước hồ Cấm Sơn trong xanh thăm thẳm in hình bóng núi. Với nhiều du khách, Sơn Hải mùa nào cũng đẹp.

Những căn nhà đơn sơ bên mép hồ - Ảnh: H.Dương

Với địa hình đồi núi xen kẽ các hòn đảo trên lòng hồ Cấm Sơn, Sơn Hải tập trung nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chỉ, Cao Lan... với nét văn hóa đa dạng phong phú, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, Sơn Hải vẫn còn vẻ hoang sơ do tiềm năng du lịch chưa được đầu tư khai thác.

Những bí ẩn chưa có lời giải ở chùa Dơi

Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất.

Chùa Dơi hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup là quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3 km về hướng đông nam. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa.

Kiến trúc độc đáo

Ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước màu vàng rực, óng bao phủ gần như toàn bộ chùa Dơi. Nếu như cổng chính trang trí đơn giản, thì ở cổng phụ gác hai bên là rắn khổng lồ 5 đầu đang phồng mang trợn mắt như chờ chực đớp, khiến nhiều người phải giật mình, e sợ. 

Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: yesvietnam. 

Về Nhà vườn Long Thuận, ngắm áo dài xưa và nay

Sự kiện Lễ hội áo dài lần 1 năm 2014 với chủ đề "Áo dài và hoa" diễn ra ở Công viên Văn hóa Đầm Sen, Q.11, TP.HCM dịp 8/3 bỗng gợi bao kỷ niệm tha thiết với tà áo dài, muốn được tận hưởng vẻ đẹp và tìm hiểu lịch sử bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Không có điểm đến nào lý tưởng hơn Nhà vườn Long Thuận vào những ngày cuối tuần, khi tiết trời Sài Gòn mát dịu, thích hợp cho một buổi đưa cả gia đình đi thăm một bảo tàng rất đặc biệt.


Nhà vườn Long Thuận rộng 2ha, tọa lạc tại quận 9, TP.HCM, do nhà thiết kế Sĩ Hoàng khởi xướng và điều hành, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa cuối tuần cho người thành phố. Đây là khu du lịch văn hóa, có nhà hát, thư viện và bảo tàng; các hoạt động thiền, ẩm thực, thưởng thức cà phê và phong cảnh thiên nhiên.

Nói chuyện với "Vọng Âm Sơn"

Lai Châu, một tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam, với núi non trùng điệp vẫn là vùng đất biên viễn đầy bí ẩn và quyến rũ thôi thúc những bước chân khám phá. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là nơi hàng vạn núi cao, vực sâu sừng sững bao đời như bức tường thành chở che cho nước Việt. Trên dãy núi này, cột mốc 79 nằm ở độ cao hơn 2.800 mét trở thành điểm cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Những lý do này thôi thúc chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục điểm cao nhiều ý nghĩa này dù mùa này Lai Châu đang chìm trong giá lạnh...


Người lữ khách đắm chìm trong những tầng mây ngũ sắc ở đỉnh Vân Hồ, bần thần trước những cung đường đèo nắng vàng uốn lượn, dạo chơi ở những thung lũng hoa mận trắng mênh mông và nghe tiếng mình vọng trong tiếng núi của ngàn xưa dội về.