Do chợ chiếu Định Yên nhóm họp với thời gian, không gian và phương thức mua-bán hết sức ngẫu hứng… nên còn được gọi là “chợ ma”. Chiếu “chợ ma” có khi nhóm trên sông, có khi trên bờ, rồi lúc sớm-khi muộn ứng theo con nước lớn nước ròng của sông Hậu, nhưng nhóm họp nhiều nhất tại khu vực cổng sân chùa An Phước (An Phước cổ tự, xã Định Yên).
Làng nghề thu hút trên 4.000 lao động ở hai xã Định An và Định Yên tham gia các công đoạn nhuộm, phơi lác, dệt, vận chuyển…Hiện, chiếu Định Yên được tiêu thụ khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và châu Âu với tổng sản lượng trên 2 triệu chiếc/năm, doanh số trên 150 tỷ đồng.
Nhiều khả năng doanh số cũng như thị phần này sẽ tiếp tục tăng nhanh sau sự kiện Làng nghề dệt chiếu Định Yên được công nhận là “Di sản văn hoá Phi vật thể" cấp quốc gia.
Làng nghề thu hút trên 4.000 lao động ở hai xã Định An và Định Yên tham gia các công đoạn nhuộm, phơi lác, dệt, vận chuyển…Hiện, chiếu Định Yên được tiêu thụ khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và châu Âu với tổng sản lượng trên 2 triệu chiếc/năm, doanh số trên 150 tỷ đồng.
Nhiều khả năng doanh số cũng như thị phần này sẽ tiếp tục tăng nhanh sau sự kiện Làng nghề dệt chiếu Định Yên được công nhận là “Di sản văn hoá Phi vật thể" cấp quốc gia.
Lát, loài cỏ thân 3 cạnh là nguyên liệu chính làm ra chiếu Định Yên