21 thg 1, 2014

Gói bánh tét, một góc hồn quê Nam bộ

Chỉ riêng món bánh tét, tới chiều cuối năm bà con mới bắt đầu gói và nấu để kịp cúng giao thừa khiến cho không khí tết trở nên ấm cúng diệu kỳ.

Mỗi lần nghe gió bấc về xôn xao, ngoài đường mai vàng chớm nụ là tôi lại nhớ đến tết quê. Chính nơi đây, vào những ngày giáp tết, nhà nhà đều chuẩn bị làm bánh, nơi này quết bánh phồng, chỗ kia tráng bánh thật vui vẻ sum vầy. 

Gói bánh tét nếp cẩm nhân đậu xanh

Bánh tét cốm dẹp

Ăn hoài mà không biết ngán, đối với bà con người Khmer ở Cầu Kè (Trà Vinh), ngoài việc lễ cúng, đãi khách bánh tét cốm dẹp còn là thức ăn trang trí để tăng thêm phần long trọng ngày tết.

Ngon lành bánh tét cốm dẹp - Ảnh: Hưng Phú

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều đặc sản hấp dẫn đã quyến rũ du khách các nơi như dừa sáp, chuối quá tạ, trái quách… Riêng về ẩm thực thì món bún nước lèo, xá pấu vốn làm nên danh phận xứ Cầu kè. Nhưng có một món ăn dân dã mà ngon ít người biết đến là bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer làm trong những ngày lễ, tết.

Cá bông lau nấu lá giấm

Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

Cá bông lau trên dòng sông Hậu - Ảnh: Hoài Vũ

Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.

Cá bông lau - “nhân sâm nước”

Ở đồng bằng sông Cửu Long, muốn có những con “đại ngư” bông lau từ 4 ký trở lên phải đợi mùa. Khi những cơn gió từ biển lao xao thổi vào đất liền, tháng 11 âm lịch, là bắt đầu vào mùa cá bông lau.

Cá bông lau dính lưới vừa kéo lên - Ảnh: C. Tần 

Từng bầy cá bông lau từ cửa biển vào lượn lờ miệt nước lợ Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), Thốt Nốt (Cần Thơ) trên sông Hậu tìm nơi đẻ trứng. Nhà nào cũng o bế ghe xuồng, sẵn sàng cho những chuyến đánh bắt có thể đem về bạc triệu trong một đêm. Nhưng cảnh đánh bắt cá bông lau hoành tráng nhất vẫn là ở Vàm Nao (Phú Tân, An Giang). Đến đây, theo ghe đánh cá bạn sẽ chìm trong ánh sao sa của hàng ngàn chiếc đèn ghe, một đêm hội hoa đăng, trên khúc sông chừng ba bốn cây số.

20 thg 1, 2014

Khám phá "vương quốc quýt hồng" Lai Vung

Những ngày tháng Chạp này, đến các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành (Lai Vung, Đồng Tháp)… nơi nào cũng thấy quít đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả, no tròn và mọng nước. Đặt chân vào vườn, du khách cảm thấy như mùa xuân đã về... 

Phấn khởi trước mùa thu hoạch quít tết - Ảnh: Hoài Vũ

Lai Vung từ lâu đã được người miền Tây phong tặng cho danh hiệu “vương quốc quít hồng". Điều đó thật không ngoa chút nào vì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện chưa có nơi nào diện tích trồng quít hồng lên tới gần 2.000 ha và hàng năm tung ra thị trường trên 40.000 tấn trái để phục vụ cho mùa tết.

Lên non tìm động hoa vàng

Khi những cơn mưa dầm dề, rả rích suốt ngày đêm của tháng 10 thôi không ghé qua nữa, cũng là lúc dã quỳ ửng vàng trên các thảm xanh cao nguyên, chào đón một mùa hanh hao mới lại về. Đó là lúc những người trẻ khoác lên vai một chiếc balô giản đơn, gói trọn niềm háo hức được trở về với khoảng mênh mông bình yên đất trời... 


Khác những lần trước chỉ rong ruổi một mình, chuyến đi này, đồng hành với tôi là 30 người bạn và điều thú vị là tất cả đều "bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau". Chuyến xe đêm đưa chúng tôi rời TP.HCM lên cao nguyên chỉ để tận hưởng trọn vẹn một chút cảm giác đi "bên lề cuộc sống" như thế.

Du ngoạn Tràng An

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An có sông, hang động, rừng ngập nước, rừng trên hệ thống dãy núi đá vôi tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm và các di tích lịch sử của thành Nam cố đô Hoa Lư. Tương truyền rằng nơi đây là hậu cứ của triều vua Ðinh Tiên Hoàng từ hơn một nghìn năm trước.

Bến thuyền vào Tràng An cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7km về phía tây theo đại lộ Tràng An. Giá vé tham quan là 100 ngàn đồng/người.

Có khoảng 1.500 chiếc thuyền neo đậu san sát vòng quanh bến. Vào mùa đông khách, thường là sau Tết Âm lịch hay mùa hè, các thuyền hoạt động hết công suất, còn mùa vắng khách có khi mỗi thuyền một tháng mới đến lượt.

Đền Trình

Ngọn núi thấp chất đầy huyền thoại

Cảnh đồng ruộng vùng Thất Sơn lãng mạn, nên thơ. 

Khi nói về Bảy Núi, vùng bán sơn địa của tỉnh An Giang, người xưa thường dùng cụm từ “Thất Sơn huyền bí”. Ngày nay, dù đã sang thế kỷ XXI đã hơn chục năm, nhưng nhiều huyền thoại bí ẩn vẫn còn phủ trùm những ngọn núi ở vùng biên thùy Tây Nam này. Trong đó, đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là câu chuyện về núi Nước.

Trong số 7 ngọn núi ở An Giang được các nhà nghiên cứu tiền bối (Trịnh Hoài Đức, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Hầu, Vương Hồng Sển) liệt kê, núi Nước (ở Ba Chúc, Tri Tôn) không có tên. Núi Nước là nơi khi xưa vua Hàm Nghi từng đi qua trước khi trốn sang Campuchia. Có lẽ đó là ngọn núi nhỏ nhất thế giới, cao chưa tới 50 mét! Núi Nước nhỏ bé, thấp lè tè nhưng lại là nơi đầy ắp huyền thoại tâm linh và ái quốc; mặc dù nó không nằm trong nhóm Thất Sơn nổi tiếng là huyền bí.


Làng nghề làm thớt ở Đồng Tháp

Từ TPHCM theo quốc lộ 1A về phiá tây nam, đến ngã ba An Hữu, quẹo phải khoảng 30km là đến thị xã Sa Đéc. Tiếp tục thêm 30km về hướng tỉnh An Giang đến phà Vàm Cống quẹo trái chừng 4km trên trục quốc lộ 54 là đến xã Định An, thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Hơn 60 năm qua nơi đây đã hình thành một làng chuyên làm thớt gỗ. Đây là một nghề cha truyền con nối.

Phơi thớt dọc theo đường lộ.

Từ xa xưa, người dân ở đây thường chuyên chở, mua bán hàng hoá, nông sản bằng ghe xuồng đến các tỉnh ở xa và khi trở về thường mua lá lợp nhà, mua cây mù u - một loại gỗ rất chắc thường mọc hoang ven sông để làm cột nhà, làm rui, làm mè… Phần thừa gỗ mù u còn lại sau khi làm nhà, người dân ở đây cưa ra làm thớt để bán. Gỗ mù u là loại gỗ phù hợp nhất để làm thớt vì khi chặt, xắt hay băm,… gỗ của thớt mù u không bị băm nát và lưu lại vết đen như các loại thớt khác. Lâu dần tiếng đồn vang xa, ai ai cũng đều biết nơi sản xuất thớt tại vùng Định An này mà từ đó hình thành nên làng nghề truyền thống.

Cá sặc chiên giòn

Mỗi khi bước sang tháng 12, trời hết mưa, thời tiết bắt đầu se lạnh, cái ao thả cá sau nhà cậu tôi cũng bắt đầu dần cạn nước, cá liên tục táp mống, là cũng sắp đến ngày dọn ao bắt cá. Chờ đến một ngày Chủ nhật trong tháng, cậu gọi điện kêu mấy đứa cháu ở thành phố về chơi đông đủ, sẵn dịp như vậy ông cho chúng tôi xuống ao bắt cá, cho nên ai cũng xung phong vác thau, xô đựng cá lẽo đẽo theo sau.


Cá sặc chiên giòn

Cậu tôi nuôi cá chỉ để ăn chứ không bán, vì vậy ông thả nuôi đủ các loại cá xuống ao. Cho nên đến lúc tát ao xong, thì mọi người đem phân các loại cá ra để riêng. Tôi nhìn vào thấy nào là cá tai tượng, cá chép, cá rô phi, cá tràu, cá trê, cá rô, cá sặc và cả cá trắng nhảy lổn ngổn trong xô. Cậu bảo mợ tôi rộng lại để riêng, chiều cho chúng tôi mang về Sài gòn, chia cho hàng xóm láng giềng xung quanh mỗi người một ít. Ông đem một ít vào rộng trong khạp để kho hay nướng ăn dần.