21 thg 8, 2013

Những điều thú vị trên con đường quốc lộ 49B

Chạy từ ngã ba sông Thác Mã, Quảng Trị đến cửa Tư Hiền của đất Huế, con đường nằm sát biển và hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á ẩn chứa vô vàn điều thú vị.

Dọc ngang đầm phá Tam Giang

Phá Tam Giang nằm cách Huế hơn 15 km, dọc theo bờ biển Mỹ Khê. Bạn có thể thuê xe máy tại Huế, chạy dọc biển đến với Phá Tam Giang, thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp trên một trong những đầm phá đẹp và rộng nhất Việt Nam.

Con đường chạy dọc theo nhữngcánh đồngvà đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Trên phá, bập bềnh những chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng hình bàn cờ trận vuông vức, được dùng để nuôi hải sản. Người làng Thái Dương Hạ sống với nghề chài lưới từ bao đời nay.

Tươi ngon hải sản Ninh Hòa

Cách thành phố biển Nha Trang khoảng 20km về phía bắc là những cánh đồng lúa, những cánh đồng muối và những đầm nuôi tôm cùng nhiều loại sinh vật biển khác – đó là Ninh Hòa, Một vùng đất quen thuộc với du khách vì có con đường dẫn tới bãi biển Dốc Lết nổi tiếng, với những hàng quán hải sản tấp nập ven đường quốc lộ 1A.

Tôm hấp nước dừa

Hàng quán nơi đây thường là những nhà sàn được dựng trên mặt nước của đầm nuôi hải sản mà chủ quán cũng là chủ đầm. Quán tuềnh toàng, chỉ là phên liếp che chắn trông khá tạm bợ, cũng chẳng có bản thực đơn cầu kỳ ngoài vài dòng viết tay nguệch ngoạc trên tấm bìa cứng, giới thiệu những thứ đồ biển sẵn có.


Nghề làm nhang ở Dĩ An

Làng nhang Dĩ An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề đã có hơn 100 năm tuổi nay vẫn lặng lẽ tồn tại và phát triển trong lòng một thị xã công nghiệp hóa sôi động.

Tỉnh Bình Dương vốn là nơi có có tốc độ đô thị hóa nhanh ở phía Nam. Trước khi trở thành một thị xã công nghiệp phát triển mạnh, Dĩ An là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu văn hóa và có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Nghề chẻ tăm nhang và se nhang là một trong những nghề nổi tiếng một thời nay vẫn đóng góp giá trị kinh tế cho những hộ gia đình ở đây dù không còn hưng thịnh như xưa.

Nghề se nhang ở Dĩ An không biết có tự bao giờ nhưng đã gắn liền với nhiều thế hệ nơi đây. Các sản phẩm nhang Dĩ An từ xưa đã nổi tiếng không chỉ ở nhiều vùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Thời kỳ hưng thịnh, làng nhang này làm việc cả ngày lẫn đêm để có thể giao kịp hàng cho các thương lái.


20 thg 8, 2013

Tương lai bất định của cầu Long Biên

Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý.


Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.


Một người đàn ông đội chiếc mũ phớt đan bước vội, như thể ông sắp có một cuộc họp quan trọng.

Ông mặc một chiếc quần soóc bằng vải bông, in hàng tiêu đề từ tờ London Times.

Một cụ bà đội chiếc nón lá, chiếc nón đặc trưng của người Việt, đi một phần ba cầu rồi quay trở lại.

Đến Huế thưởng thức các món chay

Ai đã có dịp ghé thăm Huế, vùng đất chùa chiền chắc không thể nào quên các món chay ở vùng đất Cố đô. 

Có ít nhất 30 đến 50 món chay sẵn sàng phục vụ du khách thập phương. Loanh quanh thăm Huế vào những ngày lễ Phật hay những ngày chay giới (rằm, mồng một), du khách không khỏi ngạc nhiên trước cảnh những quán bán đồ ăn mặn bỗng chốc hóa thành quán bán thức ăn chay hấp dẫn, độc đáo… 


Một bàn ăn chay dành cho du khách khi đến Huế. 

Du khách đến Huế thường tìm đến quán Liên Hoa, quán Bồ Đề, quán An Lạc, quán Tịnh Bình…, những quán ăn chay đã nổi tiếng với những món ăn chay độc đáo. Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế tuy chế biến những món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị giản đơn như đậu hũ, măng khô, nấm đông cô, nấm hương, mì căn, cải thảo, cải ngọt, boa-rô… nhưng lại hấp dẫn bao thực khách lại qua.

“Thiên cẩu” trong lòng người dân Phổ Trung, Phổ Đông

Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn… 

Theo câu đối tại chùa Cầu - Hội An (Thiên cẩu song tinh an cấn thổ. Tử vi lưỡng tướng định khôn thân) thì “thiên cẩu” này cho là hai vị thần trời cử xuống trần để canh giữ sự bình yên. Còn ở đền Định Vĩ, Hà Nội bệ thờ tượng “thần khuyển” bằng đá cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, miệng há, lưỡi thè ra… Người dân quanh vùng Định Vĩ và các làng lân cận đều đặn đến nhang khói bệ thờ ở đền vào các ngày rằm, mồng một, Tết… Điều này chứng tỏ, trong văn hóa dân gian, tín ngưỡng thờ “chó đá” vẫn được giữ gìn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, theo quan niệm của người Việt, con chó là vật giữ nhà, xua đuổi tà ma. Còn theo chuyện dân gian thì chó đá từng nhổm dậy mừng rỡ khi một người học trò đi qua và báo cho anh biết, kỳ thì sắp tới, anh sẽ đỗ đạt cao. Con chó là biểu tượng của sự gần gũi và mang điềm lành. 

Bệ thờ được đặt ngay đầu làng 

Phú Diên – vẻ đẹp ẩn của một bãi biển mới

Từ lâu, người ta chỉ biết đến Phú Diên (Phú Vang) với ngôi Tháp Chăm Pa có từ thế kỷ thứ VIII. Giờ đây, du khách còn được thỏa mình thư giãn bên bờ biển đẹp Phú Diên như một sự kết hợp hoàn hảo. 

Giá cả phải chăng 


Dù biển đẹp nhưng vẫn còn thưa thớt du khách 

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 30km về hướng đông nam, biển Phú Diên mang trong mình vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới. Sự kết hợp du lịch Tháp Chăm Pa – Biển Phú Diên đã khơi nguồn cho những ai đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên. 


Châu chấu rang, món ngon mùa lúa chín

Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đồng quê hấp dẫn.

Tháng 9, ngoài chợ phiên hàng sáng đã có hàng bán châu chấu. Loài côn trùng rỉ rả của đồng lúa chín vàng bắt đầu vào thời điểm béo tròn. Có nhiều loài, nhưng chỉ châu chấu lúa và châu chấu sim được bắt làm đồ ăn. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng nhiều trứng. Châu chấu sim thân màu xanh non, bắp càng to. Loài côn trùng này có quanh năm nhưng nhiều nhất vào các mùa gặt, thường vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Giá châu chấu đắt bằng giá thịt, nhưng vẫn hấp dẫn các bà nội trợ. 

Châu chấu rang đưa cơm. 

Nhắm mắt bịt mũi thử nậm pịa

Nguyên liệu chính là tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê được nấu sền sệt. Theo cách khác thì nậm pịa là món cứt non của con dê ăn kèm với ngũ tạng đã đun kỹ có mùi vị và màu sắc không dễ ăn chút nào.

Cửa hàng bán món nậm pịa nằm cạnh khu chợ của nông trường Mộc Châu, trong một ngõ nhỏ. Món chính là phở, nhưng ở đây vẫn phục vụ khách quen của thị trấn nậm pịa.

Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non con bò hay phân non. Món ăn truyền thống có từ lâu đời và rất được bà con dân tộc Thái yêu thích này chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La. 

Mắc khén - gia vị của vùng Tây Bắc. 

Phố đồ cổ Lê Công Kiều

Nằm khuất sau đường Hàm Nghi, phố đồ cổ Lê Công Kiều bao đời nay vẫn bình yên lặng lẽ dù ở ngay trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Con đường này trở thành một nét đặc biệt vì đây là con phố duy nhất của thành phố bán tập trung các loại đồ cổ.

Ngày xưa, phố Lê Công Kiều chỉ là một con hẻm. Năm 1920, chính quyền Pháp mở rộng và đặt tên là đường Reims. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành Lê Công Kiều, tên của một đốc binh thời phong trào Cần Vương chống Pháp.

Phố này chỉ dài hơn 200m, vài chục năm nay diện mạo hầu như không thay đổi nhiều. Các cửa hàng đều được đánh số mà không cần bảng hiệu gì. Người mua muốn kiếm loại nào thì cứ nhìn vào số là tìm đến. Ví dụ, khách muốn kiếm các mặt hàng gốm sứ thì cứ vào các cửa hàng số 19, 21, 23. Muốn kiếm chiêng cổ, đầu tượng Khmer thì vào các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Muốn kiếm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ thì vào các cửa hàng số 15 và 36. Phía cuối đường lại có rất nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài, đồ gỗ, hoành phi, câu đối… Vì vậy mà phố Lê Công Kiều được người ta gọi là con phố xưa nhất Sài Gòn, vì ở đây người ta đang mua bán “thời gian”. Thời gian ở đây là đồ cổ, càng lâu năm càng giá trị.