26 thg 3, 2013

Hội An mùa ruốc về

Mùa cào ruốc vùng biển Hội An (Quảng Nam) thường bắt đầu từ dịp tết cổ truyền và kết thúc vào cuối tháng 4. Những ngày này, từ sáng sớm, nhiều du khách đã háo hức ra mé biển An Bàng - Cửa Đại tận mắt chứng kiến từng tốp ngư dân ngực trần, chân đất đạp sóng giăng những mẻ lưới cào ruốc.

Hấp dẫn gỏi ruốc - Ảnh: T.Ly

Những ngày trời yên biển lặng, ruốc về dày đặc. Đi dọc các làng chài cảm nhận mùi ruốc nồng nồng phả theo những cơn gió nồm. Nhưng thích nhất khi đến mùa ruốc là thực đơn tại quán cơm, nhà hàng phố Hội phong phú nhiều món từ ruốc tươi, góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực biển xứ Quảng.


25 thg 3, 2013

Độc đáo trinh nữ rước kiệu xoay hội làng Thổ Khối

Trong lễ hội làng Thổ Khối, để được chọn làm người rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà, các nam thanh, nữ tú được nhất định phải là đồng trinh.

Quãng đường rước "các ngài" từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược. Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh đã phải rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước.


Kiệu Thánh Bà do 8 đồng nữ rước.

Di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa ở Lý Sơn

Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.


Âm linh tự làng An Hải, một công trình thờ tự đặc biệt

Âm linh tự (nghĩa tự, miếu âm hồn, miếu âm nhơn, am chúng sinh…) là một công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam.

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc… 


Âm linh tự làng An Hải 


Săn... kiến

Trong quá trình hình thành, huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa là nơi giao thoa, quần tụ của rất nhiều tộc người trong cuộc di cư đi tìm miền đất mới. Bởi vậy nơi miền sơn cước dẫu còn nhọc nhằn trong cuộc sống nhưng lại tiềm ẩn một kho tàng văn hóa, bảo lưu nhiều sắc thái đặc trưng của người Việt ở những thế kỷ trước. Lên với Minh Hóa, không chỉ được đắm mình trong điệu hò thuốc sâu lắng, mà còn thích thú vì những món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Ngoài cơm pồi, ốc tực, cá mát, canh giấm ông bầu, tằm lá sắn…, người dân còn có nghề “săn kiến” để chế biến món ăn-một nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở Minh Hóa vào mùa xuân.

Các bậc cao niên kể lại rằng, hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Minh Hóa khi đi hái củi hay kiếm tìm những sản vật của rừng đều để ý dò xem khu vực đó có bao nhiêu... tổ kiến. Và để không mất công lội rừng vất vả, nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một đôi thúng, một cái sàng và một cái nia để đi đánh trứng kiến về nấu “pún”, canh tòn mòn... Loài kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời phong kiến, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ.

Chùa Khánh Vân

Chùa Khánh Vân được xây dựng từ thế kỷ XIX trên khu vực khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, thuộc đội 7 xóm Khánh Vân, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (Sơn Tịnh). Chùa là nơi lưu lại dấu chân vân du của nhiều vị cao tăng đắc đạo và đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng. Năm 1967 chùa bị bọn lính Nam Triều Tiên đánh sập sau đó bị lính Mỹ san ủi hoàn toàn. Hiện tại ngôi chùa chỉ còn sót lại Dinh Bà ghi lại dấu tích ngôi chùa cổ năm xưa.

Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái. 

Ông Đặng Dân bên Dinh Bà dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ năm xưa. 

Gặp hậu duệ dòng họ bị 'kết tội' lén táng mộ tổ vào tháp Rùa

Trong nhiều tài liệu khảo cứu được công bố, các nhà nghiên cứu đều cho rằng người xây tháp rùa là Nguyễn Hữu Kim (tức Bá Hộ Kim, một người giàu có nức tiếng của Hà Nội cuối thế kỷ 19).

Tuy nhiên, một số tài liệu lại lý giải, sở dĩ Bá hộ Kim xây dựng tháp Rùa là có mục đích riêng, nhằm táng hài cốt cha mẹ mình vào đó? Giả thuyết này bắt đầu từ một tài liệu do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện văn bản hóa và sau đó được một số tài liệu khác trích dẫn lại. Trong hành trình đi tìm sự thật của câu chuyện, song song với việc khảo cứu nhiều tài liệu xưa, chúng tôi đã tìm lại hậu duệ của nhân vật Bá hộ Kim để làm rõ thực hư một truyền thuyết. 

Bàn thờ bên trong tháp Rùa (Hồ Gươm).


24 thg 3, 2013

Dấu xưa Cự Đà

Chỉ cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 20km, nằm trầm mặc bên bờ con sông Nhuệ hiền hòa, làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai) đã có lịch sử gần 5 thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa của làng quê Việt.

Miếu Cự Đà

Đến Cự Đà, du khách bắt gặp đầu tiên là những gốc đa, gốc si già bên bờ sông Nhuệ. Cây đã đứng đó cả thế kỷ nay, che nắng để bọn trẻ đánh bi, đánh đáo trong những ngày Hè oi ả, tỏa bóng mát cho quán nước chè xanh của mẹ, của chị. Dưới ánh nắng sớm mai, cành lá rì rào trong gió, tiếng chim ríu rít trong không trung.

Khai hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung khai hội ngày 21-3 tại khu di tích đền Đa Hòa Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) thu hút hàng ngàn người dân và du khách. 

Lễ dâng hương đức thánh Chử Đồng Tử - Ảnh: Đình Vũ

Năm vị tiến sĩ nho học người Quảng Ngãi

Năm Kỷ Mão (Gia Long năm thứ 18 - 1819) ông Trương Đăng Quế (1793 – 1865) người làng Mỹ Khê, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh đỗ hương cống (cử nhân) tại trường thi Trực Lệ (sau đổi là trường thi Thừa Thiên) trở thành người khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi.

Tròn 100 năm, cho đến khoa thi Hương năm Mậu Ngọ - Khải Định thứ 3 (1918) và khoa thi Hội năm Kỷ Mão tiếp theo đó, những khoa thi đặt dấu chấm hết cho chế độ thi cử Hán học tại Việt Nam, tỉnh Quảng Ngãi có 11 người đỗ đại khoa (5 tiến sĩ, 6 phó bảng), hơn 100 người đỗ Cử nhân (trong đó có 11 người đỗ Giải nguyên) và nhiều hơn là những người đỗ sinh đồ, tú tài.

1. Tiến sĩ Trương Đăng Trinh (1812 – 1843):

Ông có tên tự là Ninh Phủ, sinh năm Nhâm Thân, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (Thiệu Trị năm thứ 1 - 1841) tại trường thi Hương Thừa Thiên; đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa thi Hội năm Nhâm Dần (Thiệu Trị năm thứ 2 - 1842), là người đỗ đại khoa đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.

Thi đỗ, ông được sơ bổ vào Hàn Lâm viện, giữ chức Hàn Lâm Tu Soạn, được một thời gian thì mất vào ngày 20 tháng 7 năm Quý Mão (1843). 

Đặc sản kiến và trứng kiến của người K’dong

Tục ăn kiến đã tồn tại từ bao đời nay trong đồng bào K'dong ở huyện Sơn Tây, từ món ăn khác lạ đối với nhiều người giờ trở thành món ăn đặc sản kỳ diệu của vùng núi rừng này. 

Mỗi ngày đi rẫy về, cụ Đinh Văn Nhú ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây cũng đem theo về vài tổ kiến. Cụ Nhú cho biết: Loài kiến này đồng bào nơi đây thường gọi là kiến chua, kiến hay ghép các lá cây lại và làm tổ trên ngọn cây. Đến mùa sinh sản kiến có rất nhiều trứng, đây chính là món ăn rất thú vị của đồng bào K'dong.

Cụ Nhú vào rừng lấy tổ kiến về. 

Sau khi lấy tổ kiến về, cụ Nhú dùng lá cây khô thui nhưng chỉ đủ lượng nóng cho kiến vừa héo, không được để kiến và trứng cháy đen. Khi lấy ra khỏi tổ, kiến và trứng được sàng sạch rác, rồi chế biến các món ăn.