22 thg 1, 2013

Phi Bài, động táng kỳ lạ của người xưa

Sáng sớm, từ TP Thanh Hóa chúng tôi cưỡi xe máy theo quốc lộ 217 đến Cẩm Thủy rồi rẽ sang quốc lộ 15 qua Pù Luông, Bá Thước, Quan Hóa quê hương các dân tộc Thái, Mường sống lâu đời bên dòng sông Mã.

Dừng chân bên bãi bồi ven sông Luồng, nhìn phía đối diện đã thấy thấp thoáng hang Ma với những ngóc ngách nửa chìm nửa nổi khá kỳ lạ trên mặt nước...


Hang Ma với vách núi dựng đứng - Ảnh: Trần Thế Dũng

Đó là nỗi ám ảnh của dân sông nước bởi nhiều câu chuyện lưu truyền về những tai nạn đầy bí ẩn từ xưa.


Khám phá Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới

Thành nhà Hồ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), từng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian bảy năm (1400- 1407) dưới triều nhà Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ.



Mặt ngoài cổng phía bắc Thành nhà Hồ

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, do ý thức bảo vệ và bàn tay chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ đang trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê trở thành địa chỉ tham quan thú vị cả về tâm linh lẫn phong cảnh.



Cây đa Lam Kinh huyền thoại. 

Từ phía đường Hồ Chí Minh, lữ khách có thể thấy rừng Lam Kinh hiện lên với màu xanh căng tràn sức sống. Cùng với những ngọn đồi lượn sóng, khu rừng Lam Kinh đã tạo cho vùng đất cổ Xuân Lam (Thọ Xuân) và Kiên Thọ (Ngọc Lặc) một cảnh đẹp hiếm thấy.

Mắm ruốc xứ Nghệ



Mắm ruốc ngon nhất là khi dùng để ăn thô với bún, khế chua... (Ảnh TL).

Bốn năm về trước, chảo cơm rang nêm chút mắm ruốc xứ Nghệ đã giúp lũ sinh viên chúng tôi vượt qua cơn đói trong những đêm ôn thi muộn giờ. Nếu được nếm thử một miếng mắm ruốc, cảm nhận cái ngọt từ thịt ruốc, cái mặn mòi của biển cùng cơm nóng thì dù không phải đang ở trong những cơn đói cồn cào, bất kể ai cũng không thể quên.

Món ngon Quảng Bình


Quảng Bình được nhiều du khách biết đến bởi các danh lam thắng cảnh và những bờ biển đẹp làm say đắm lòng người, đặc biệt nơi đây còn có nhiều món ăn khiến ai đã từng được thưởng thức đều nhớ mãi không quên...

Theo ông Lê Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Quảng Bình, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến Quảng Bình tham quan và thưởng thức những món ăn đặc sản đều có chung nhận xét, hải sản ở Đồng Hới rất phong phú và tươi ngon.

Đúng vậy, thiên nhiên biển trời đã ưu đãi dành tặng cho vùng đất này những miếng ngon, vật lạ với đầy đủ các loại hải sản ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bên cạnh đó, những con mực, con tôm, con cá...dưới bàn tay khéo léo của người dân Quảng Bình đã được chế biến thành những sản phẩm ẩm thực ngon thượng hạng. Có lẽ vì vậy, du khách dù đã nếm đủ sơn hào hải vị các vùng miền, vẫn cho rằng món ăn ở đây có hương vị đậm đà riêng.

Dạo chơi trên sông Son



Bến thuyền ở hang khô, động Phong Nha. Ảnh: Khuê Việt Trường

Du khách thường ngồi thuyền đi một đoạn chừng 2 cây số trên sông Son trước khi vào ngắm nhìn động Phong Nha kỳ vĩ. Dòng sông mang một màu xanh đến lạ ấy tạo cho khách một cảm giác nhẹ nhàng. Màu xanh của sông Son khác với bất cứ dòng sông nào, bình lặng và thấm đẫm chất thơ. Thuyền đi chen giữa núi, nước lững lờ trôi.

Có người hỏi tôi rằng khi đi tên sông Son có thấy điều gì khác không? Cái khác chính là nhìn thấy sự hùng vĩ của những ngọn núi ở Phong Nha - Kẻ Bàng như mở lần ra trước mặt, như cuốn bạn dần vào một thế giới huyền ảo. Ngay chỉ việc đi thuyền chậm rãi trên sông Son, đã thấy lòng mình nhẹ tênh chuyện thế sự, quên hết mệt mỏi ưu phiền.


Gỏi măng miền sơn cước

Nhân chuyến công tác miền tây Quảng Trị, tôi được anh bạn "thổ địa" mời về nhà thăm chơi. Tiếp tôi với những món ăn đặc sản nơi đây, anh không quên giới thiệu từng món anh đã cất công làm. 

Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.


Gỏi măng - Ảnh: S.N.

Làng dân ca



Có một làng dân ca bên bờ dòng Hiền Lương hiền hoà, một vùng quê mà tiếng hát đã trở thành một vũ khí trong chiến tranh, làm nên thương hiệu của làng Tùng, làng dân ca hôm nay, trù phú và bình yên.

Làng Tùng thuộc xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ngày xưa nơi đây là vùng đất lau lách rậm rạp. Một số quan dân ở đàng Ngoài đã vào đây trú ngụ và lập nghiệp. Đầu tiên phải kể đến ông Lê Quý Công, người xứ Thanh, thấy vùng đất này sát với biển, đường bộ và đường thủy đều thuận tiện nên ở lại. Một số người khác cũng lấy làm chốn dừng chân. Dần dần trở thành một làng chài, làm ăn lương thiện, lấy cái tình nghĩa, cái đức ở đời làm trọng.

Chợ đình Bích La


Làng Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) là một miền quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Đây được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” vì đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.



Đình Bích La

Tuy nhiên, nói đến làng Bích La, người ta thường nghĩ ngay đến lễ hội Chợ đình Bích La nổi tiếng được tổ chức vào ngày mồng 3 Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu có dịp ghé về Bích La ngày này, bạn sẽ có cảm nhận riêng về một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc riêng của một miền quê. Ở đó, bạn được tham gia lễ cầu rùa, lễ cầu may và có thể bạn sẽ tìm lại tuổi thơ của mình bằng việc làm giản dị là mua một con gà đất…
Năm nào cũng vậy, Lễ hội chợ đình Bích La diễn ra vào ngày mồng 3 tết. Đây là thời điểm mọi người không còn bận bịu với những lễ nghi cúng tế và đi lại thăm hỏi nhau trong mấy ngày tết, nhất là du khách cũng bắt đầu du xuân, rảnh rang thời gian và có thể ghé về tham dự lễ hội.


Hải Lăng đâu phải chỉ có gió Lào



Đua thuyền trên hồ Khe Chè. (Nguồn: website trường THPT thị trấn Hải Lăng).

Người phương xa từng đôi lần ngang qua vùng Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, thường giữ ấn tượng về hình ảnh một vùng đất chập chùng những đồi cát khô cằn, về mùa đông thì lồng lộng gió bấc rét buốt, mùa hè thì nắng cháy da, gió Lào thổi cát bụi mù trời... trông như một tiểu sa mạc ven biển. Thực ra, sẽ thật thiếu sót nếu những người ưa thích ngao du chưa một lần đặt chân đến Trằm Trà Lộc và hồ Khe Chè trên mảnh đất Hải Lăng.