Hiển thị các bài đăng có nhãn người Bana. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Bana. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 4, 2019

Củi hứa hôn của thiếu nữ Rơ Ngao ở Pô Kô

Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.

Sính lễ về nhà chồng


Dù đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” 4 năm rồi nhưng Y Nhung (làng Tu Peng) vẫn nhớ như in chuyện ngày còn thiếu nữ từng lặn lội vào tận rừng sâu, lên núi cao kiếm những bó củi đẹp đẽ để làm lễ vật mang tặng mẹ chồng lúc cưới.

Y Nhung kể: Mình lấy chồng năm 19 tuổi, nhưng từ hồi 14 tuổi, cha mẹ đã giục mình là phải lo kiếm củi để sau này làm lễ vật khi lấy chồng. Suốt 5 năm ròng, lúc nào có thời gian là mình đều đi kiếm củi mang về chất đầy đầu nhà, che đậy cẩn thận. Đến lúc cưới, mình kiếm được hơn 100 bó to bằng cái gùi. Trước hôm cưới 2 ngày, mình nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng, mẹ chồng vui lắm. Bà đem củi chia cho anh em trong nhà, còn lại để đun mấy năm rồi vẫn chưa hết.

22 thg 3, 2019

“Hồn cốt” người làng Kon Kơ Tu

Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cổ. Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những nét văn hoá độc đáo khác, sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên “hồn cốt” của người Ba Na.
Nặng nợ với nghề
Dường như là duyên nợ, sau hành trình khám phá tour du lịch ngược dòng sông Đăk Bla cùng với hai vị khách người Pháp và một hướng dẫn viên du lịch Kon Tum đến làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) cách đây nhiều năm, thâm tâm luôn mách bảo tôi phải trở lại nơi này.

Thực ra không phải riêng tôi, có nhiều du khách tận trời Âu khi đến thành phố Kon Tum đều đến làng Kon Kơ Tu, bị vẻ đẹp tự nhiên và con người nơi đây “hút hồn” nên đã quay lại để tìm hiểu sâu hơn về những điều kỳ thú mà mình đã được nghe, được thấy, nhất là với những du khách thích trải nghiệm, khám phá những nét đẹp về văn hóa.

27 thg 11, 2018

Lễ thổi tai - nghi thức đầu đời của người Ba Na

Thổi tai là nghi lễ cho em bé dưới 24 tháng, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên. 

Đồng bào dân tộc Ba Na (Tơ Tung, K’bang, Kon Tum) quan niệm vạn vật hữu linh và cầu cúng là phương thức phổ biến để đồng bào giao tiếp với thần linh. Trong những giai đoạn nhất định, đời người sẽ chịu tác động của những thần linh khác nhau. Những đứa trẻ luôn được bao quanh bởi nhiều vị thần. Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải thực hiện các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Để tiến hành nghi lễ, người thân trong gia đình và thầy cúng tiến hành là cây nêu. Đây là loại cây đặc trưng của đồng bào được làm bằng tre, tỉa hoa, vẽ hoa văn bằng tiết gà. 

30 thg 6, 2018

Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá

Kiến trúc nhà mồ của người Ba Na mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.

Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc

Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.

Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.

Độc đáo kiến trúc nhà mồ Ba Na. 

3 thg 6, 2018

Lễ dựng cây nêu của người Ba Na

Đối với đồng bào Ba Na, hình ảnh cây nêu, ghè rượu, cồng chiêng, là những thứ không thể thiếu trong những hội hè, lễ, Tết. Trải qua bao thế hệ, in sâu trong tiềm thức của người Ba Na, cây nêu được ví như biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có trường tồn. Trong tín ngưỡng của người Ba Na cây nêu còn có ý nghĩa tâm linh - nơi giúp người làng tiến gần hơn với thế giới của các vị thần.

Cây nêu - biểu tượng, hồn cốt của người Ba Na


Cũng như các dân tộc anh em cùng chung sống ở tỉnh Kon Tum, mỗi khi lập làng mới, người Ba Na thường chọn vị trí trung tâm của làng để dựng nhà rông. Người Ba Na gọi nhà rông là Hnam Rôông, Jơng hoặc là Jôông. Bởi đối với người Ba Na, nhà rông không những thể hiện uy lực, sức mạnh mà còn là sự tài hoa, tính đoàn kết của dân làng. Nhà rông chính là trung tâm của làng, là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cộng đồng: Lễ hội, vui chơi, hội họp, đón tiếp khách quý và giải quyết các vụ việc liên quan đến cộng đồng làng... Trong lễ mừng nhà rông mới của người Ba Na, không thể thiếu nghi thức dựng nêu cùng các nghi lễ hiến sinh để thể hiện lòng thành và sự kính trọng của dân làng đối với các vị thần linh.

Lễ hội xung quanh cây nêu. 

26 thg 3, 2018

Tục ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm của người Ba Na ở làng Kon Brap zu

Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, vào thời điểm lúa trổ bông, bà con đồng bào Ba Na ở làng Kon Brap Zu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) lại tổ chức Tết Ét Đoong để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng no đủ. Trong ngày Tết Ét Đoong, đồng bào Ba Na nơi đây tổ chức ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm để chuẩn bị đón những hạt lúa mới từ rẫy về…
Bí thư chi bộ, già làng A Jring Đeng gọi điện mời chúng tôi về làng đón Tết Ét Đoong cùng với dân làng. Già căn dặn, ngày Tết dù diễn ra cả ngày nhưng để hiểu biết được nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Ba Na nơi đây phải đến từ sớm, bởi từ 6 đến 7 giờ sáng, nhà nhà nơi đây đã thực hiện nghi lễ cúng và ăn những hạt giống lúa cuối cùng trong năm.

Là đảng viên mẫu mực, từng làm cán bộ lãnh đạo xã, khi về nghỉ hưu tại địa phương, già A Jring Đeng được dân làng tín nhiệm bầu chọn làm già làng. Với trách nhiệm của mình, già A Jring Đeng luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân làng gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Già làng A Jring chuẩn bị con dúi để cúng Tết Ét Đoang 

30 thg 7, 2017

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…

Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 

28 thg 10, 2016

Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới. 

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Lễ Pơ Kong-Nét đẹp văn hóa truyền thống Bahnar

Mỗi lần về thăm nhà là lại được chứng kiến niềm vui của gia đình cũng như các sự kiện của buôn làng gần xa. Lần này về cũng vậy, tôi được tham dự lễ Pơ Kong ở nhà ông Y Thương, bà Nay Nhoa là ông bà ngoại của cô dâu tại làng Kto (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lễ trao còng đồng của cô dâu, chú rể khi chính thức đồng ý lấy nhau và có sự chứng giám của gia đình, dân làng và thần linh.

Vào ngày này, gia đình, bà con hai họ cũng như dân làng đều đến chia vui trong không khí vui mừng cho hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Ngoài tính cộng cảm mọi người còn chia sẻ với chủ nhà nắm gạo, cái ghè, con gà, bó rau… tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Lễ Pơ Kong của chú rể Huk, cô dâu Y Nhung. Ảnh: Y.P 

26 thg 4, 2016

Du lịch nhà đồng bào Ba Na ở Kon Tum

Tuy còn khá mới mẻ, song loại hình “du lịch cộng đồng” bước đầu đã được hình thành, phát triển ở một số thôn, làng và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. Trong căn nhà mang đậm bản sắc ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, được giới thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na vùng bắc Tây Nguyên là niềm tự hào của ông A Biu. 

Du khách nước ngoài tập múa xoang ở nhà ông A Biu 

Lần đầu tiên đến thăm gia đình ông A Biu ở Plei Klăch, chị Suzan và người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi không giấu niềm vui thích, yêu mến. Họ mặc váy áo của người phụ nữ Ba Na, cùng hòa vào nhịp chiêng rộn ràng, bỡ ngỡ những bước chân theo vòng xoang quấn quýt và thử gõ vào chiếc cồng có vẻ đầy bí ẩn một cách đầy hứng khởi. Bữa trưa đơn giản với mấy ống cơm nấu củi, gà nướng và đặc biệt là món gỏi măng khô… cũng để lại ấn tượng thật khó quên. 

25 thg 4, 2016

Nghề gốm thủ công ở làng Kon SamLuh

Ngày xưa, người Ba Na (Nhánh Jơ lâng) ở huyện Kon Rẫy đã lấy đất sét để làm ra các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Theo thời gian và biến thiên cuộc sống, nghề gốm thủ công giờ vẫn còn được giữ lại nhờ đôi tay khéo léo của những người mẹ người chị siêng năng, chịu khó. 

Chị Y Pư làm gốm tại Bảo tàng Tỉnh Kon Tum ngày 18/3/2016 

Tạm gác lại công việc nương rẫy, tháng 3 năm nay, chị Y Pư (ở làng Kon Sămluh - xã Đăk T’Re) đã dành hơn một tuần để làm mấy chiếc nồi bằng đất nung cỡ nhỏ, chuẩn bị tham gia trưng bày tại Bảo tàng Kon Tum nhân Liên hoan Văn hóa dân gian gắn với Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 - năm 2016. Tại đây, chị còn được giới thiệu cách thức làm gốm bằng tay của người Ba Na đến với mọi người.

8 thg 1, 2016

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum

Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum. Ảnh: Baocongthuong

Là một trong những dân tộc bản địa ở Kon Tum, hiện nay người Ba Na còn lưu giữ khá nhiều phong tục truyền thống đặc biệt là những lễ hội văn hóa độc đáo. Người Ba Na quan niệm: con người từ khi sinh ra đến khi chết sẽ trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Yàng,…Trong những mối quan hệ ấy, đều tồn tại niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ và những Lễ hội để biểu trưng cho tín ngưỡng đấy. Trong đó có Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng.

29 thg 12, 2013

Về Kon Sơ Lăl xem múa hề

Làng Kon Sơ Lăl (cũ) ở xã Hà Tây, huyện Chư Pah, cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 50km về hướng bắc. Một ngôi làng cả trăm tuổi mang đậm nét đặc sắc người Ba Na, một di sản của Tây nguyên nhưng lại đang xuống sắc một cách đáng tiếc.

Các chú hề trẻ tuổi rất hào hứng trong vai diễn của mình - Ảnh: Tiến Thành

Làng Kon Sơ Lăl cũ nằm chon von trước bìa rừng. Sở dĩ gọi là làng cũ vì từ năm 2002, những hộ dân trong làng đã di dời và định cư ở làng Kon Sơ Lăl mới cách đó 3km. Làng mới nay khang trang với nhà bêtông lợp tôn, có điện và nước sạch đến từng nhà.


21 thg 6, 2013

Lạ lẫm Ba Na: Tục lệ bú vú kết nghĩa

Xã Đắk-Rơ-Wa (thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Xơ-đăng, Jrai và Bana. Trong những ngày lưu lại vùng đất xa xôi cách trở này để tìm hiểu những hủ tục có từ ngàn xưa, chúng tôi biết đến hủ tục rùng rợn - chôn sống con theo mẹ mà người vùng cao gọi là "dọ-tơm-amí". Nhưng vùng đất này còn có một tục lệ lạ kỳ… bú vú kết nghĩa.

Bé Pi-an, đứa trẻ may mắn thoát khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ được nuôi dưỡng ở Mái ấm Vinh Sơn 1 - Kon Tum.