Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 12, 2023

Hà Tông Huân, bậc tôn sư

Sinh ra trên đất thôn Vàng, xã Kim Vực (nay là thôn 2, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định), cậu bé Hà Tông Huân từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ hơn người. Trưởng thành, học hành đỗ đạt, Hà Tông Huân kinh qua các vị trí quan trọng trong triều đình. Cuối đời, ông sống thanh nhàn nơi làng quê... Quan đại thần Hà Tông Huân không chỉ được vua Lê, chúa Trịnh nể trọng mà còn để lại danh thơm cho đời.

“Hà tướng công bi ký” ghi công trạng của quan đại thần, Bảng nhãn Hà Tông Huân ở xã Yên Thịnh (Yên Định). Ảnh: CHI ANH

Có chuyện kể rằng: Một hôm, cha sai cầm tiền đi mua quyển lịch, cậu bé Huân ra phố mượn quyển lịch xem một lượt rồi lấy tiền mua bánh ăn và trở về tay không. Cha hỏi: Lịch đâu? Huân liền thưa lại rằng: Con đã thuộc cả rồi, không phải mua nữa. Cha ông lấy làm lạ, sai người khác đi mua lịch về, rồi bảo Huân gấp lịch lại đọc, thì quả nhiên không sai một chữ nào.

3 thg 12, 2023

Núi Ốc Sơn vang vọng tiếng chuông chùa Long Cảm

Đã 10 thế kỷ kể từ ngày Lý Thái tổ mang quân chinh phục phương Nam đến nay, dường như tiếng khánh cổ ở ngôi chùa Long Cảm trên núi Ốc Sơn (tiểu khu Trang Các, thị trấn Hà Trung) vẫn còn vang vọng. Nơi ấy, đất ấy, âm thanh ấy không chỉ giúp con người ta lắng lòng lại trước nhịp sống chảy trôi hằng ngày mà còn khiến ta tự hào về một nơi thơ mộng hữu tình, non xanh nước biếc.

Chùa Long Cảm trên đỉnh Ốc Sơn.

Đền Bát Hải Long Vương trên miền di tích, danh thắng Bỉm Sơn

Bỉm Sơn là miền di tích, danh thắng, tín ngưỡng với những địa danh nổi tiếng như: hồ Cánh Chim, đèo Ba Dội, đền Sòng “thiêng nhất xứ Thanh” gắn với Lễ hội đền Sòng Sơn - Ba Dội, đền Chín Giếng... Ít ai biết rằng, trong bức tranh đa sắc, đa thanh ấy, đền thờ Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn) vẫn luôn bền bỉ sức sống, góp thêm mảnh ghép độc đáo, biểu tượng cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng địa phương.

Đền Bát Hải Long Vương trong khuôn viên xanh rợp bóng cây.

2 thg 12, 2023

Vùng đất Kẻ Nưa xưa và nay

Vùng đất Kẻ Nưa (nay là thị trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có từ thời Hùng Vương, bằng chứng là trong quá trình khảo cổ đã tìm thấy những ngôi mộ cổ có tượng chim bằng đồng, cùng thời với tượng chim tìm thấy ở Cổ Loa. Đến thời Bắc thuộc (618-906), do việc sắp xếp các đơn vị hành chính và phân chia châu, quận, Kẻ Nưa được đổi thành Cổ Na (vì có núi Na).

Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Nưa - Am Tiên. Ảnh: Khắc Công

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang

Mã giang - dòng sông văn hóa, tâm linh nơi xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”. Trên dọc dài hành trình xuôi về với biển, nơi nào sông Mã đi qua mà không soi bóng những ngôi đền, chùa, miếu mạo... Như ngôi chùa Hồng Ân (còn có tên gọi khác là chùa Kiểu, xã Yên Trường (cũ), huyện Yên Định) vẫn hướng mặt về sông mà vang tiếng chuông ngân...

Chùa Hồng Ân sau khi được trùng tu.

Xã Yên Trường trước hay sau khi sáp nhập vào xã Yên Bái, vẫn là vùng quê ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, mang đậm nét mộc mạc, thanh bình với những giá trị văn hóa truyền thống, di tích độc đáo. Tại đây các di tích tiêu biểu như: đền Hổ Bái, bia ký Hoàng Giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đền thờ Trương Công Mỹ, chùa Hồng Ân, đã góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, mạch nguồn lịch sử - văn hóa, tâm linh trên mảnh đất này.

13 thg 11, 2023

Những bài thơ cổ khắc trong hang núi ở xứ Thanh

Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc) từng được nhiều vua chúa, danh nho đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá, ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.


Động Hồ Công thuộc vùng đệm, cách di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng đông nam. Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 45 hơn 40 km là đến dãy Xuân Đài, ven bờ sông Mã.

2 thg 11, 2023

Ngôi đền hơn 1.500 năm thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, toạ lạc trên núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô.


Đền thờ Bà Triệu nằm gần quốc lộ 1A, ngay dưới chân núi Gai ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hoá gần 18 km về phía bắc và cách Hà Nội khoảng 140 km về hướng nam.

24 thg 10, 2023

Cụm di tích gắn với tên tuổi vị Vua Bà lẫy lừng nhất sử Việt

Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba, Bà Triệu đã được dân gian tôn vinh là Vua Bà. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là nơi có những di tích quan trọng nhất gắn với sự nghiệp Bà Triệu.

1. Nằm trên núi Gai ở huyện Hậu Lộc, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.

29 thg 8, 2023

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.

26 thg 7, 2023

Đi cấy trên nương miền biên viễn xứ Thanh

Vào vụ cấy lúa mùa, trên khắp những cung ruộng bậc thang miền biên viễn huyện Mường Lát, đồng bào nơi đây lại nô nức tay cày, tay cuốc ra đồng, với mong ước có một mùa màng bội thu.

Khi những cơn mưa rào đổ nước xuống những thửa ruộng bậc thang, thì cũng là thời điểm đồng bào vùng cao huyện Mường Lát bước vào vụ cấy lúa mới.

19 thg 7, 2023

Cận cảnh ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Thanh Hóa

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, chùa Bụt ở xứ Thanh ngày nay đã được phục dựng lại bằng lối kiến trúc độc lạ đã trở thành điểm du lịch tâm linh níu chân du khách thập phương.

Chùa Bụt ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được biết đến là trầm tích văn hóa từ gần 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật ngay cạnh gian thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành gắn liền với sự tích về một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Du xuân tại ngôi chùa tuyệt đẹp nơi cửa biển xứ Thanh

Những ngày Tết, chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến vãn cảnh, lễ chùa.

Là một trong những ngôi chùa mới được trùng tu, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

15 thg 7, 2023

Nhạc quận công Bùi Sỹ Lâm

Nhạc quận công Bũi Sỹ Lâm là một công thần có công với đất nước, văn võ song toàn, là nhà chính trị, quân sự ở nửa cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Hiện đền thờ và mộ của ông tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) và được con cháu dòng họ Bùi Sỹ, Nhân dân hương khói thờ phụng, thể hiện lòng biết ơn đối với bậc công thần có công lao to lớn với dân, với nước.

Ông Bùi Sỹ Minh thắp hương lên phần mộ và đền thờ Nhạc quận công Bùi Sỹ Lâm, tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương). Ảnh: Thảo Nguyên

Tướng công Lê Thành, bậc tôi trung của Lê Lợi

Nếu nghĩa quân Lam Sơn có 10 năm ròng rã chiến đấu gian khổ để giành thắng lợi, thì tướng quân Lê Thành có hơn 9 năm kề cận bên minh chủ Lê Lợi. Ông chính là 1 trong 94 người được Bình Định vương Lê Lợi ban quốc tính.

Đền thờ tướng công Lê Thành (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa). Ảnh: Kiều Huyền

5 thg 7, 2023

Thưởng thức mâm cơm của người Thái ở Pù Luông

Ẩm thực của người Thái ở Pù Luông có nhiều món ăn gây thương nhớ như cơm lam, vịt Cỗ Lũng, rau rừng.

Thiên nhiên trù phú ưu ái cho Pù Luông, vùng đất phía tây bắc Thanh Hóa những sản vật đa dạng. Chuyến du lịch khó trọn vẹn nếu thiếu đi trải nghiệm ẩm thực của người bản địa. Dưới đây là những đặc sản du khách nên thử trong kỳ nghỉ tại Pù Luông.

Mâm cơm của người Thái ở Pù Luông.

27 thg 6, 2023

Đền cổ 400 năm được mệnh danh 'thành nhà Hồ thu nhỏ'

Đền thờ Nguyễn Văn Nghi xây dựng từ đầu thế kỷ 17, được thiết kế như một kinh đô thu nhỏ, bao quanh bởi hai vòng thành khép kín, thành ngoài bằng đất, thành trong bằng đá tương tự thành nhà Hồ.


Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi tọa lạc trên diện tích khoảng 38.000 m², nằm giữa cánh đồng rộng lớn ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn.

Theo sử liệu, đền thờ Nguyễn Văn Nghi được xây dựng năm 1617, được con cháu đời sau nhiều lần tu sửa, mở rộng hoàn chỉnh. Di tích này còn được mệnh danh là "thành nhà Hồ thu nhỏ" ở xứ Thanh.

22 thg 6, 2023

Vịt Cổ Lũng - món ngon ở Pù Luông

Đến với bản Hiêu, khu du lịch Pù Luông, du khách sẽ được thưởng thức vịt Cổ Lũng, giống vịt được nuôi ở suối, ít mỡ, thịt chắc, nạc.

Vịt Cổ Lũng là món ăn bản địa nổi tiếng của người Thái tại bản Hiêu, huyện Bá Thước. Loài vịt này có di truyền lâu đời ở bản Hiêu, sau đó mới phát triển và nhân giống ra nuôi tại xã Cổ Lũng, có chân ngắn, mình bầu có màu lông nâu xen lẫn màu đen, cổ ngắn, to, quanh cổ có khoang tròn màu trắng.

Vịt Cổ Lũng thường sống nhỏ lẻ quanh bản làng, trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giữa các khe núi, suối tự nhiên như Nậm Bá, Pù Luông, Pha Lé.

Giống vịt Cổ Lũng tại Pù Luông. Ảnh: Adam Hương

9 thg 6, 2023

Từ Thức - hang động bậc nhất xứ Thanh

Động Từ Thức được coi là một trong những hang động đẹp nhất ở Thanh Hoá với cảnh núi non hùng vĩ, thạch nhũ lung linh huyền ảo gắn với truyền thuyết Từ Thức lấy tiên.


Động Từ Thức nằm trong lòng một quả núi thuộc dãy Tam Điệp hùng vĩ ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về phía Đông Bắc. Di tích này được mệnh danh là một trong những hang động đẹp vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá.

1 thg 6, 2023

Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen

Lễ hội Chá Mùn là một trong những lễ hội dân gian, văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của người Thái đen tại xã Yên Thắng (Lang Chánh, Thanh Hóa). Dự lễ hội Chá Mùn người dân trong bản phấn khởi, vui vẻ với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sôi nổi. Đối với các thày mo đây là dịp để tổng kết quá trình 3 năm làm nghề hái thuốc, trị bệnh cứu người.

Thày mo thực hiện bài khấn mời Pó Then về dự lễ hội Chá Mùn. Ảnh: Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

20 thg 5, 2023

Quảng trường biển Sầm Sơn đẹp như ‘phố Tây’, du khách thích thú check-in

Quảng trường biển (TP. Sầm Sơn) được ví như “khu phố Tây” mới đưa vào sử dụng khiến du khách thích thú. Nơi đây đã trở thành điểm check-in tuyệt đẹp vào buổi tối.

Quảng trường biển Sầm Sơn rộng 2 ha, sức chứa khoảng 10.000 người, đây là một công trình điểm nhấn nghệ thuật tạo cho TP. Sầm Sơn có thêm không gian công cộng đầy mới mẻ. Nơi đây được xem là biểu tượng của du lịch của thành phố, điểm đến đông vui, nhộn nhịp, góp phần đưa Sầm Sơn thành điểm đến bốn mùa.

Khu vực quảng trường có 20 cây trang trí hình trống đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh và các họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Thân bằng thép mạ kẽm nhúng nóng được tạo hình nghệ thuật, sơn màu phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Các cây cao từ 4,8 m - 11,5 m, được bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật theo chủ đề được lập trình sẵn, sử dụng bóng đèn led tiết kiệm điện đa màu sắc. 

Toàn cảnh khu quảng trường biển Sầm Sơn