Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 7, 2018

Làng nghề mây tre Long Thành Trung

Ai đã đến xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh sẽ bắt gặp ở hai bên đường những khúc tre, lồ ô, mây... với kích thước ngắn dài, to nhỏ khác nhau. Đây chính là nguyên liệu của làng nghề mây tre nứa truyền thống vốn đã tồn tại và phát triển gần nửa thế kỷ qua trên mảnh đất này.

Với kinh nghiệm làm nghề gần nửa thế kỷ, người dân ở Long Thành Trung có thể tạo ra các sản phẩm từ mây, tre, nứa công phu, bền, đẹp theo nhiều mẫu mã, được khách hàng ưa chuộng, tiêu biểu như: bàn ghế, tủ, kệ, salon, nhà lều… Để sản phẩm đạt chất lượng cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, làng nghề cần thiết phải có một tổ chức định hướng phát triển theo hướng bền vững và Hợp tác xã Mây tre Long Thành Trung đã ra đời vào tháng 11/2010 theo xu thế đó. Hoạt động chính của Hợp tác xã là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mây, tre, nứa nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 

Máy chẻ lạt đều phục vụ cho việc đan được thuận tiện tốt hơn. 

12 thg 7, 2017

Tôm xóc muối Tây Ninh

Mặn mà, cay cay, giòn tan hòa quyện cùng hương biển khơi nồng nàn đánh thức vị giác là những gì thực khách cảm nhận đươc mỗi khi thưởng thức món Tôm xóc muối Tây Ninh.

Mặc dù muối đặc sản từ vùng đất Tây Ninh được sử dụng làm gia vị chủ đạo, món ăn này lại do các đầu bếp Sài Gòn sáng tạo. Sự đơn giản trong cách chế biến và bài trí đã làm món ăn mang đậm hương vị Phương Nam này nhanh chóng phổ biến từ các quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng sang trọng tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như các vùng lân cận.

Theo Nguyễn Thành Lợi, bếp trưởng nhà hàng Song Ngư tại Quận 1, ngoài tôm sú là nguyên liệu chính, món ăn này còn bao gồm một số thành phần và gia vị như muối Tây Ninh, tôm khô, ớt khô, bột chiên xù, bột mì, trứng gà, đường, bột ngọt và dầu ăn.

Tôm nguyên con thật tươi là sự lựa chọn hàng đầu.

17 thg 6, 2017

Cận cảnh nhà cổ bằng gỗ quý tròn 123 tuổi

Ngày 24.2, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ - Nguyễn Văn Kiên tròn 123 năm tuổi ở Tây Ninh đã chính thức được UBND tỉnh Tây Ninh ký quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Ngôi nhà cổ 2 tầng bằng gỗ quý tại số 39, Phan Chu Trinh, KP.2, P.1 (TP.Tây Ninh) được xây dựng từ năm 1894. 

Theo tài liệu lưu giữ qua nhiều thế hệ, người khởi công xây dựng ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Kiên (còn gọi Nguyễn Tâm Kiên, 1854-1914), người miền Trung vào Nam bộ, từng giữ chức Đốc Phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. 

16 thg 6, 2017

Qua vùng “đất Thánh” Tây Ninh

Ðạo Cao Ðài là tôn giáo do người Việt sáng lập vào năm 1926 tại tỉnh Tây Ninh và đến nay đã có hàng triệu tín đồ. Với phương châm hành đạo bằng tình yêu thương, nhân nghĩa và đạo đức, sự phát triển của đạo Cao Ðài đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. 

Trái tim của vùng “đất Thánh”
 


Nói đến vùng “đất Thánh” Tây Ninh không thể không nhắc đến Tòa Thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga, độc đáo có một không hai ở miền Nam Việt Nam.

Từ Tp. Hồ Chí Minh đi về hướng Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và 22B chừng hơn 80 cây số là đến Tòa Thánh Tây Ninh (ở thị trấn Hòa Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh). Từ xa nhìn lại, ngôi thánh đường hiện lên nổi bật giữa màu xanh viên mãn của rừng cây lá xum xuê.

Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc trong một khu vực rộng lớn có diện tích ước chừng hơn 1 cây số vuông với 12 cổng lớn ra vào ở các hướng và gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau.

Tòa Thánh Tây Ninh, một kiệt tác kiến trúc tôn giáo của Việt Nam phản ánh sự dung hòa của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

5 thg 6, 2017

Về Tây Ninh thưởng thức thằn lằn núi

Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. 

Thằn lằn núi- đặc sản Tây Ninh
Thằn lằn núi Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp. Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá. Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.

27 thg 3, 2017

Khám phá danh thắng núi Bà Đen

Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm. 

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…

Núi Bà Đen cùng với Núi Heo và Núi Phụng đã tạo nên quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà với khung cảnh hữu tình, lại thêm nhiều hang động để du khách khám phá. Hàng thế kỷ qua, núi Bà Đen nổi tiếng khắp Nam Bộ bởi vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc vốn có. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm khám phá và chinh phục mới của giới trẻ. Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

Núi Bà Đen là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.

4 thg 1, 2017

Săn mây, đón bình minh trên núi Bà Đen - Tây Ninh

Nếu bạn thích du lịch thì không thể bỏ qua trải nghiệm săn mây, đón bình minh tại núi Bà Đen, Tây Ninh, để thấy vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thơ. 

Ngoài những câu chuyện huyền bí về đức tin, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh, thì núi Bà Đen còn được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986 m, diện tích 24 
km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.

Khung cảnh như cõi mộng ở Bà Đen. Ảnh: Nam Phạm. 

17 thg 8, 2016

Ma Thiên Lãnh- điểm đến hoang sơ

Thung lũng Ma Thiên Lãnh không phải là cái tên quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên điểm đến này gần đây càng trở nên nổi tiếng sau khi những bức ảnh đẹp như trong tiên cảnh được nhiều du khách cập nhật trên trang cá nhân.

19 thg 4, 2016

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Cách TP HCM chưa đầy 100 km và có thể đi về trong ngày, du lịch Tây Ninh là điểm đến thú vị cuối tuần cho các gia đình cũng như các bạn trẻ ưa khám phá.

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Căn cứ Trung ương cục Miền Nam

Di tích lịch sử – văn hóa này nằm ở Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thành phố Tây Ninh khoảng 60 km, là một điểm đến lý tưởng cho hành trình về nguồn.

Đến đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh về quá trình xây dựng và phát triển khu căn cứ cũng như phong trào cách mạng miền Nam qua các thời kỳ; ngắm nhìn nhà lá đơn sơ cùng những hiện vật bình dị như bàn làm việc mộc mạc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, những cuốn sổ ghi công tác với nét chữ nắn nót, chiếc bình toong; chiếc bật lửa được làm bằng vỏ quả lựu đạn, chiếc lược được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ… Ngoài ra, khu căn cứ còn có những hàng cây thẳng tắp, hay phía ngoài có hàng trúc, bãi lau trắng… tô điểm thêm nét thanh bình của nơi đây.

Khu căn cứ ẩn mình dưới những tán cây um tùm. Ảnh: ST

21 thg 3, 2016

Bến Sỏi mùa đốt đồng…

Một ngày "sống thử" đời thôn dã ở vùng biên giới Tây Ninh với hai ông bà già nông dân chính hiệu - nhẹ nhàng, hiếu khách và nhân hậu. 

Một căn nhà ven sông nơi Bến Sỏi - Ảnh: Trân Duy 

Chuyến xe xuất hành đi viếng chùa ở núi Bà Đen lăn bánh từ 3g sáng. Đến ven núi là vừa hửng sáng, 5g. Vì đi sớm nên chưa đến 9g mọi người đã xuống núi tề tựu.

Một người trên xe đề nghị: “Hay là ghé nhà ông bà Mười ở Bến Sỏi. Cũng gần đây. Mùa này lúa mới gặt xong, cá không nhiều nhưng vịt thì mập lắm, ăn lúa sót”.

15 thg 2, 2016

Công viên khỉ giữa lòng đô thị

Người dân đến xem khỉ ở Tòa thánh - Ảnh: Dương Phan 

Những ngày đầu năm Bính Thân, hàng ngàn lượt người dân địa phương lẫn khách thập phương tìm đến Tòa thánh Cao Đài ngoài cúng bái, tham quan Tòa Thánh còn để ngắm khỉ mừng tuổi.

Khu rừng rộng khoảng vài ha, được chia đôi trong Nội ô Tòa thánh về 2 hướng: trung tâm huyện Hòa Thành đầy sôi động và trục đường CMT8 hướng về TP.Tây Ninh, núi Bà Đen… 

18 thg 12, 2015

Lần đầu “đánh chén” bánh canh Trảng Bàng

Ở Sài Gòn hơn 4 năm, đi ra đường hay thấy hàng quán treo bảng “đặc sản bánh canh Trảng Bàng”, vậy nhưng chưa một lần thưởng thức, cho đến một hôm… 

Có lẽ chủ quán này biết cách nấu ngon, hương vị thanh tao mà đậm đà, ăn không thấy ớn dù cục sườn heo khá to, kèm thêm mấy miếng thịt giò rút xương nữa 

Có lẽ do tính tôi từ nhỏ không khoái lắm món bánh canh nên bản đồ ẩm thực trong đầu tôi khi lớn lên thường “khuyết” món này. Không khoái lắm món ăn dân dã này nó cũng lý do. Thuở nhỏ ở quê, những lúc thiếu gạo nấu cơm, nhà tôi hay sử dụng bột sắn để làm bánh canh cho cả nhà ăn chống đói. Lúc trước cũng vì điều kiện khó khăn nên món bánh canh thuần túy là… bánh canh, chỉ có có bánh (sợi bột lọc cắt nhỏ) và canh (toàn nước). Tôm, thịt hoặc giò heo, sườn heo… dường như đều rất xa xỉ. Đơn giản thế chỉ vì không có tiền để mua tôm, mua thịt. Ăn bánh canh hồi ấy kiểu như ăn chay vậy, hoàn toàn không có thịt thà gì cả. Mà bánh canh làm từ bột lọc thì nhiều người biết rồi, nếu như nấu ra không ăn kịp, để một lúc thì nó đặc sánh lại thành cục. Muốn ăn thì phải xắn ra, nhai mỏi cả răng. Bánh canh ở quê của tôi luôn được nhớ đến như là món của cảnh khổ ngày xưa. 

26 thg 10, 2015

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh

Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.

Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình. 

22 thg 3, 2015

Băng rừng qua Ma Thiên Lãnh lên núi Bà Đen

Cung đường chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ qua thung lũng Ma Thiên Lãnh thử thách dân phượt bởi địa hình hiểm trở và sự rình rập của những con rắn ấn nấp trong các bụi rậm.

Cách TP HCM khoảng hơn hai giờ chạy xe máy, những con đường trải nhựa sẽ dẫn bạn đến chân thung lũng Ma Thiên Lãnh trong quần thể núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh, Tây Ninh). Việc cần làm là tìm một chỗ gửi xe và bắt đầu hành trình chinh phục núi Bà Đen. 

12 thg 3, 2015

Những người làm nên sức sống cho điệu múa trống Xa-dăm

Hồi cuối năm 2014, nghệ thuật múa trống Xa-dăm (Chhay dam) của người Khmer ở ấp Trường An, xã Trường Tây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sự kiện này cũng làm nhiều người đặt câu hỏi: Tây Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ không nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh... Tỉnh Trà Vinh còn có một đoàn nghệ thuật Khmer được Nhà nước bao cấp, đó là đoàn Ánh Bình Minh.

Vậy sao điệu múa trống của một xóm Khmer không đông lắm ở Tây Ninh lại được tôn vinh như thế? Những ai đã từng thưởng thức điệu múa trống Xa- dăm ấy chắc sẽ dễ dàng công nhận ngay mà không thắc mắc. Cũng có nhiều người đã biết điệu múa ấy hay và đẹp (do ở âm thanh dân dã, do các mảng miếng khi múa, khi lăn hoặc khả năng chơi trống bằng nhiều phần cơ thể của người múa…) nhưng nếu bảo nhận xét cụ thể hơn thì đành chịu! Vậy phải đi tìm lý do thôi, mà tốt nhất là bắt đầu với những người trong cuộc- những người dân ở ấp Trường An, xã Trường Tây. 

Múa trống Xa-dăm. 

11 thg 2, 2015

7 món đặc sản Tây Ninh cho ngày cuối tuần

Với khoảng cách khá gần Sài Gòn nên du khách có thể đi về trong ngày để thưởng thức đặc sản và thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên Tây Ninh.

1. Bánh canh Trảng Bàng

Nhắc đến thị trấn Trảng Bàng, trong lòng thực khách xa gần đều nghĩ đến món bánh canh gắn liền với nơi đây. Tô bánh canh đặc trưng với giò heo, huyết và những cọng hành xanh tươi, tuy đơn giản nhưng thực khách ngay lập tức bị cuốn hút khi thưởng thức qua. Khói của tô bánh canh bốc nghi ngút, lăn tăn mỡ hoa nóng bỏng khi húp thử. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hành, vị cay của tiêu, vị ngọt của nước lèo xương hầm hay vị mềm của những lát thịt phía trên. 

Món đặc sản bạn dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu nơi đất nắng Tây Ninh. Ảnh: Khánh Bằng. 

13 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen là ngôi chùa có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường

19 thg 2, 2014

Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc Hầu

"Nhớ về thăm lại Trà Ôn, tháng Giêng mùng 4 giỗ Ông Ngọc Hầu!” là lời nhắn nhủ mọi người dân khu vực nầy nhớ đến tham dự lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại thị trấn Trà Ôn tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội đầu năm duy nhất diễn ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ao sen trước sân lăng Ông. 

Lễ hội diễn ra liên tục trong ba ngày ba đêm, bắt đầu từ sáng mồng 2 tết Nguyên đán hằng năm. Phần lễ trang trọng với nghi thức cổ truyền. Phần hội rôm rả với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, nổi bật nhất là cuộc thi gói bánh tét - đặc sản đặc sắc của đồng bào lưu vực sông Cửu Long. Ngày tết Nguyên đán, dù thiếu vật thực nào cũng được người dân nơi đây bỏ qua, nhưng nhất thiết phải có những đòn bánh tét cúng rước ông bà đón xuân mới. Ngày hội gói bánh tét có sự tham gia của đông đảo bà con địa phương, đều là những người giỏi tay nghề, biễu diễn nghệ thuật ẩm thực cổ truyền của gia đình mình trước sự dự khán của khán giả mộ điệu.

2 thg 1, 2014

Món ngon có tên tuổi ở xứ Trảng

Có một món ăn mà tên tuổi của nó đã làm nên thương hiệu của một vùng đất. “Bánh canh Trảng Bàng”, một đặc sản của dân xứ Trảng đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành Nam bộ và vươn xa ra nhiều nơi trong cả nước và cả hải ngoại.

Có đến gần 30 loại rau ăn kèm với bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc. 

Có đến 30 loại rau, đọt lá ăn kèm

Bánh canh Trảng Bàng là tên gọi chung cho hai món ăn chính: bánh canh và bánh tráng cuốn thịt heo luộc với chén nước mắm chua ngọt thanh và hàng chục loại rau ăn kèm. Nước chấm bánh tráng cuốn được pha từ nước mắm ngon, chanh, đường, ớt, tiêu, kèm gỏi chua từ củ cải và càrốt. Rau, vài thứ được trồng xung quanh vườn nhà như: húng lủi, cần nước, tía tô, lá cóc, rau nhái, giấp cá, ngò gai, hẹ, quế vị, lá lụa… Chưa hết, rau còn đọt lá non lấy từ thiên nhiên mọc ven sông rạch ở Trảng Bàng như trâm ổi, lộc vừng, đọt kim cang, sộp, lá cách, bứa rừng, bứa sông, đọt chiếc, mặt trăng, bằng lăng, trâm sắn… Có đến gần 30 loại rau và đọt lá cây các loại. Sự phong phú, đa dạng của rau với nhiều sắc màu như xanh, đỏ, vàng, nâu… là điều thú vị với nhiều thực khách.


14 thg 12, 2013

Thung lũng Ma Thiên Lãnh ở miền Đông Nam bộ

Được ví như một Đà Lạt của miền Đông Nam bộ, thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trên địa phận xã Thạnh Tân (thị xã Tây Ninh, Tây Ninh) hình thành bởi 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Heo và núi Phụng với diện tích hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh tuyệt đẹp cùng những suối nước chảy róc rách khi mùa mưa tới.

Một goc thung lũng Ma Thiên Lãnh. 

Hiện nay, đã có một con đường nhựa dài hơn 3 cây số từ tỉnh lộ 785 nối lên tận đỉnh núi Phụng rồi nhưng để đến được Ma Thiên Lãnh lại không phải dễ dàng, bởi đường xuống thung lũng vẫn khá cheo leo, hiểm trở và đặc biệt là ở đây có rất nhiều... rắn.

Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng hai giờ đi xe máy, vượt quãng đường gần một trăm cây số, hiện nay Ma Thiên Lãnh trở thành địa điểm du ngoạn, nghỉ ngơi dịp cuối tuần của những bạn trẻ với nét hấp dẫn của thiên nhiên hoang sơ, tách biệt với nhịp sống hiện đại của các đô thị. Từ chân núi, nơi có một xóm nhỏ chừng chục hộ dân sinh sống, chỉ đi thêm gần một cây số là lên tới đỉnh núi. Đây chính là nơi dành cho những ai ưa mạo hiểm thực hiện hành trình khám phá bằng những con đường rừng rợp bóng cây cối cổ thụ vào lãnh địa bí ẩn chưa có dấu chân người.